Các tin tức tại MEDlatec
Chuyên gia chỉ nhanh 5 cách trị tim đập nhanh tại nhà hiệu quả
- 08/05/2022 | Tim đập nhanh hồi hộp thường xuyên là bị làm sao?
- 25/06/2020 | Nguyên nhân nào khiến tim đập nhanh?
- 30/12/2020 | Cảnh báo bệnh lý khiến tim đập nhanh khó thở
1. Như thế nào là tim đập nhanh?
Tim đập nhanh là khi bạn cảm nhận rõ tim đang đập thình thịch trong ngực, kèm theo đó là cảm giác hồi hộp, hụt hơi, đánh trống ngực. Quá trình này có thể kéo dài vài giây hoặc vài phút. Và nếu hiện tượng tim đập nhanh không xảy ra thường xuyên thì thường là vô hại.
Hoặc có một cách khác để nhận biết chính xác tim đập nhanh, đó là đo nhịp tim. Nhịp tim của mỗi người là khác nhau, trung bình từ 60 - 100 nhịp/phút với người trưởng thành đang trong trạng thái nghỉ ngơi.
Với vận động chuyên nghiệp thì nhịp tim từ 40 - 50 nhịp/phút. Còn người cao tuổi thì trong khoảng 60 - 80 nhịp/phút. Khi đo nhịp tim của mỗi người, nếu chỉ số cao hơn những con số này thì được coi là nhịp tim nhanh.
Có thể nhận biết tim đập nhanh bằng cách đo nhịp tim hoặc dựa vào một số dấu hiệu cơ bản khác
2. Các cách trị tim đập nhanh tại nhà
Có nhiều cách trị tim đập nhanh tại nhà giúp bạn kiểm soát tình hình và cải thiện tình trạng.
Uống đủ nước mỗi ngày
Nước mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Khi cơ thể thiếu nước, bạn sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, đặc biệt là tim đập nhanh hơn, huyết áp cao hơn. Bởi lúc này, thiếu nước khiến lượng máu trong cơ thể bị suy giảm. Đồng thời, nồng độ chất điện giải trong máu cũng bị thay đổi.
Do đó, để phòng ngừa hoặc cải thiện hiện tượng tim đập nhanh, bạn nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Kể cả khi không khát nước, cũng hãy uống nước và uống thành từng ngụm nhỏ. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm nước trái cây, sữa,…
Uống đủ nước để phòng tránh tình trạng cơ thể mất nước và giúp ổn định nhịp tim
Tăng cường bổ sung chất điện giải
Những chất điện giải như kali, canxi, natri, magie có tác dụng thúc đẩy hoạt động co bóp của cơ tim. Khi nồng độ các chất điện giải này bị rối loạn sẽ dẫn đến những bất thường về nhịp tim. Do đó, đừng quên áp dụng cách trị tim đập nhanh tại nhà bằng cách bổ sung chất điện giải.
Các chất điện giải có nhiều trong trái cây, hạt ngũ cốc, hải sản, sữa, phô mai, yến mạch. Vì thế, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, hãy tăng cường trái cây, hạt hạnh nhân, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt, tôm, cua, hàu,… Lưu ý là không bổ sung natri bằng cách ăn mặn (nhiều muối) để tránh bị cao huyết áp.
Làm mát cơ thể
Nhiệt độ cao, thời tiết nóng bức, da bị khô và đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể dễ bị mất nước. Và như đã nói ở trên, khi bị thiếu nước sẽ dẫn đến nhịp tim nhanh. Do đó, song song với việc uống đủ nước, có thể làm mát cơ thể để cải thiện tình trạng.
Nếu ở ngoài trời nắng, hãy di chuyển đến khu vực có bóng râm. Nếu ở trong nhà, có thể tận dụng gió từ máy lạnh hoặc máy quạt. Tắm rửa thường xuyên, mặc đồ thông thoáng, ăn nhiều rau xanh cũng là cách làm mát cơ thể hiệu quả.
Có rất nhiều cách để làm mát cơ thể, phòng tránh thân nhiệt tăng, gây rối loạn nhịp tim
Tập thể dục thể thao
Người bị rối loạn nhịp tim nên thường xuyên vận động với những bài tập nhẹ nhàng như ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe. Lưu ý là không nên tập quá sức vì có thể gây áp lực cho tim, khiến tình trạng thêm tồi tệ. Để đảm bảo an toàn và chọn được bài tập phù hợp, nên trao đổi trước với bác sĩ và huấn luyện viên.
Tránh xa chất kích thích và tác nhân có hại
Những chất kích thích sẽ khiến cơ thể tăng cường tiêu thụ oxy, tim phải co bóp nhiều hơn, dẫn đến đập nhanh hơn. Vì vậy, để điều trị tim đập nhanh, nên tránh xa rượu bia, thuốc lá, ma túy. Việc này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng tránh được nhiều bệnh tật.
Ngoài ra, căng thẳng, áp lực, hồi hộp cũng là nguyên nhân khiến nhịp tim đập nhanh hơn bình thường. Những lúc này, hãy hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng, đồng thời, suy nghĩ đến những điều tích cực để ổn định lại nhịp tim.
Cách trị tim đập nhanh tại nhà do căng thẳng, áp lực là hãy hít thở thật sâu và thư giãn
3. Tim đập nhanh - khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Không phải khi nào tim đập nhanh cũng vô hại. Nếu đã áp dụng các cách trị tim đập nhanh tại nhà nói trên nhưng tình trạng không thuyên giảm, đặc biệt là khi xuất hiện kèm các triệu chứng dưới đây thì cần đến gặp bác sĩ.
-
Tình trạng diễn ra thường xuyên và không rõ nguyên nhân.
-
Tim đập nhanh kèm khó thở, phải rướn người mới có thể thở được.
-
Lo lắng, bồn chồn, hồi hộp và đau tức ngực.
-
Đau đầu, chóng mặt, choáng và ngất xỉu.
Trong những trường hợp trên, nếu không được thăm khám và điều trị, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là suy tim, ngưng tim, đột quỵ, tử vong.
Nếu nhịp tim nhanh và xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm khác, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra
Khi đến bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh tật, khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm để tìm nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị. Những xét nghiệm cơ bản bao gồm ECG - điện tâm đồ, Holter - điện tâm đồ, siêu âm tim,…
Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn các cách trị tim đập nhanh tại nhà. Đồng thời, có phương pháp điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh và tình trạng bệnh.
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ điều trị tim đập nhanh và các bệnh về tim mạch thì có thể đến chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, phòng xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương án điều trị tốt nhất cho khách hàng.
Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại MEDLATEC, quý khách hàng hoàn toàn an tâm về chất lượng và chi phí. Để được trải nghiệm dịch vụ và đặt lịch khám nhanh chóng, Quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ bây giờ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!