Các tin tức tại MEDlatec

6 điều cần biết về vắc xin phòng quai bị

Ngày 30/10/2019
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, thậm chí là vô sinh ở nam giới. Tiêm vắc xin phòng quai bị là một trong số những biện pháp hữu hiệu phòng tránh căn bệnh này. Dưới đây là 5 điều bạn cần biết về vắc xin phòng quai bị.

1. Bệnh quai bị nguy hiểm như thế nào?

1.1. Quai bị là gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus Paramyxovirus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ có độ tuổi từ 5 đến 14 tuổi, dưới 1 tuổi ít bị.

Bệnh nhân quai bị thường có biểu hiện sưng tuyến nước bọt gây đau nhức. Đây là một căn bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm, chúng có thể gây viêm màng não, viêm tụy hoặc viêm tuyến sinh dục ở nam giới.

Con đường lây nhiễm của bệnh quai bị là qua đường hô hấp. Bệnh dễ dàng lây nhiễm khi người bệnh ho, hắt hơi và khi dùng chung những vật dụng cá nhân với người khác. Do bệnh có nguy cơ lây lan cao nên dễ trở thành dịch bệnh ở khắp nơi.

Vắc xin phòng bệnh quai bị, tránh những nguy cơ mắc bệnh quai bị ở mọi người

1.2. Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Khi bị bệnh, người bệnh thường biểu hiện một số triệu chứng như: cơ thể suy nhược, kém ăn, mệt mỏi toàn thân, đau đầu, đôi khi bị sốt nhẹ. Thông thường, bệnh nhân quai bị hay biểu hiện triệu chứng đau họng, đau góc hàm, tuy nhiên vùng sưng không bị nóng hoặc xung huyết. Vùng sưng ở tuyến mang tai sẽ to dần gây đau nhức, sau đó lan sang bên đối diện và tuyến nước bọt.

Bệnh quai bị có biến chứng cực kỳ nguy hiểm và khó lường trước được, đặc biệt với nam giới. Ở nam giới, biến chứng nguy hiểm có thể là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhất là đối tượng đang ở tuổi dậy thì. Cụ thể, người bệnh có biểu hiện sốt cao, ớn lạnh, đau bụng, da bìu đỏ, 1 trong 2 tinh hoàn bị sưng gấp nhiều lần bình thường. Nếu như không kịp điều trị có thể dẫn đến vô sinh.

2. Vắc xin phòng quai bị là gì?

Vắc xin phòng quai bị là loại vắc xin có chứa chủng virus sống. Vắc xin này thuộc nhóm vắc xin dị ứng và hệ miễn dịch.

Vắc xin quai bị có hàm lượng là 0.5 ml, tiêm chủng bằng mũi tiêm SC (tiêm dưới da). Có hai đường tiêm là tiêm dưới da hoặc tiêm ở trên bắp tay.

Tiêm phòng vắc xin quai bị nằm trong chương trình tiêm chủng đề phòng chống bệnh, đặc biệt với trẻ em. Thường vắc xin này được kết hợp với tiêm chủng vắc xin quai bị - sởi - rubella (MMR). Đây là loại vắc xin chứa virus sống giảm độc lực, chứa virus sống nhưng đã được làm suy yếu để không gây bệnh thực sự.

Vắc xin phòng quai bịị chứa sẵn chủng virus sống được làm giảm độc lực của giống virus gây bệnh.

3. Tác dụng phụ khi tiêm vắc xin phòng quai bị

Vắc xin phòng quai bị tương đối an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêm, một số trường hợp gặp phải các tác dụng phụ dưới đây:

  • Phát ban da.

  • Viêm họng.

  • Sốt nhẹ.

  • Sưng hạch.

  • Đau khớp hoặc viêm khớp.

Không phải ai sau khi tiêm cũng gặp tác dụng phụ nêu trên. Bạn nên theo trong khoảng 1 giờ sau khi tiêm, nếu có biểu hiện lạ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử lý.

4. Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng quai bị với đối tượng nào?

Vắc xin này được khuyến cáo dùng cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên trong một số trường hợp chống chỉ định tiêm chủng:

  • Trường hợp người mẫn cảm với một trong số các thành phần nào của thuốc.

  • Người bị suy giảm miễn dịch do HIV/AIDS.

  • Người điều trị bằng thuốc chứa corticoid, thuốc chống chuyển hóa, điều trị ung thư bằng xạ trị.

  • Phụ nữ đang mang thai.

Những trường hợp trên không được tiêm chủng vắc xin phòng quai bị.

Lưu ý: Với phụ nữ có ý định mang thai cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin quai bị. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính cần được tiêm chủng sớm sau thai sản. Phụ nữ cần tránh mang thai tối thiểu trong vòng 1 tháng, nên tránh trong vòng 3 tháng theo khuyến cáo nhà sản xuất sau khi tiêm để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi.

Không phải trường hợp nào cũng đủ tiêu chuẩn để tiêm vắc xin phòng quai bị

5. Tiêm phòng vắc xin quai bị rồi có bị lại nữa không?

Tiêm phòng vắc xin quai bị rồi vẫn có khả năng bị lại nhưng khả năng rất ít. Khi tiêm phòng vắc xin quai bị, hiệu quả bảo vệ bệnh cao, lên tới 90 - 95% do vắc xin này thường được kết hợp cùng sởi và rubella. Nếu bị lại, người bệnh sẽ bị bệnh nhẹ hơn, thời gian mắc bệnh ngắn do trong cơ thể đã tạo sẵn kháng thể phòng bệnh trước đó.

Sau khi được tiêm phòng, hệ miễn dịch cơ thể nhận diện được virus quai bị là vật thể lạ, sẽ tạo kháng thể để tiêu diệt chúng. Mặc dù vậy, hệ miễn dịch của mỗi người lại có mức độ đáp ứng vắc xin khác nhau do tình trạng sức khỏe mỗi người không giống nhau, hoặc cách bảo quản vắc xin và kỹ thuật tiêm chủng cũng ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.

Như vậy, sau khi tiêm phòng vắc xin quai bị rồi vẫn có khả năng bị bệnh lại, nhưng số lượng rất ít, hoặc mức độ biến chứng của bệnh cũng nhẹ hơn. Bạn nên chủ động quan sát, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, cần đến gặp bác sĩ khám để có kết luận chính xác nhất.

6. Tiêm phòng vắc xin quai bị ở đâu?

Rất nhiều cơ sở y tế có triển khai chương trình tiêm phòng quai bị, bạn nên lựa chọn một địa chỉ uy tín để tiêm chủng. Ở Hà Nội, gợi ý cho bạn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế với hơn 23 năm kinh nghiệm, hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị máy móc hiện đại, dịch vụ thăm khám, tiêm chủng tốt, được thanh toán bảo hiểm y tế. Tại đây thường xuyên tổ chức chương trình tiêm chủng phòng các bệnh. Bệnh viện chính là nơi được nhiều bệnh nhân đặt niềm tin.

Như vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin quai bị là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Bạn nên lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, chất lượng để việc tiêm phòng đạt hiệu quả nhất.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.