Các tin tức tại MEDlatec
Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Xử lý sao cho an toàn?
- 24/04/2021 | Bà bầu bị đau lưng và cách giảm nhanh triệu chứng
- 30/03/2021 | Chuyên gia giải đáp: Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có sao không?
- 19/04/2021 | Bà bầu bị bệnh trĩ khi mang thai có thể sinh thường được không?
1. Tìm hiểu hiện tượng bà bầu bị dị ứng hải sản
Tại sao bà bầu bị dị ứng hải sản?
Dị ứng hải sản là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch khi cơ thể dung nạp những thức ăn từ hải sản như mực, tôm, cua, ghẹ,… Tùy vào cơ địa của mỗi người mà phản ứng này có thể nặng hoặc nhẹ, nhưng đều có những biểu hiện giống như bệnh viêm da cơ địa.
Sở dĩ bà bầu dễ bị dị ứng hải sản - ngay cả khi trước đây chưa từng có tiền sử dị ứng - là do sự thay đổi nhịp sinh học của một số hoocmon trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ miễn dịch cũng thay đổi để thích ứng với sự xuất hiện của bào thai. Chính những sự thay đổi này khiến bà bầu gặp một số rối loạn, và dị ứng hải sản là một trong số đó.
Dấu hiệu bà bầu bị dị ứng hải sản
Không khó để nhận biết bà bầu bị dị ứng hải sản bởi lúc này, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu như ngứa ngáy khắp người, nổi mề đay, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,… Tuy nhiên, đây chỉ là những triệu chứng nhẹ nên nhiều người không biết bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không.
Một số bà bầu sẽ bị dị ứng hải sản nặng với các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như phù mặt, đặc biệt là các bộ phận ở miệng như môi, lưỡi. Song song đó là khó thở, tim đập nhanh, rối loạn tri giác, không còn tỉnh táo. Đây là những dấu hiệu cho thấy dị ứng hải sản đã gây nguy hiểm cho bà bầu.
Quá trình mang thai, bà bầu rất dễ bị dị ứng hải sản do sự thay đổi của nội tiết tố
2. Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không?
Bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không? Thực sự là có, không chỉ nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là khi hiện tượng dị ứng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ.
Theo đó, không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, bà bầu bị dị ứng hải sản còn có thể bị sốc phản vệ - triệu chứng nguy hiểm nhất. Lúc này, nếu không được can thiệp y tế kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé.
Một số dấu hiệu của sốc phản vệ mà bà bầu và người thân cần biết để kịp thời xử lý:
-
Cổ họng bị sưng.
-
Nghẹt thở, khó thở.
-
Huyết áp giảm nhanh.
-
Mạch đập nhanh.
-
Chóng mặt.
-
Ngất xỉu.
Dị ứng hải sản ở bà bầu có những triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau tùy cơ địa
3. Bà bầu bị dị ứng hải sản cần được xử lý như thế nào?
Việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai luôn được hạn chế tối đa để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi bị dị ứng hải sản, bà bầu tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà bà bầu không được chủ quan.
Vậy cần làm gì khi bị dị ứng hải sản? Theo đó, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng (hoặc nghi ngờ) bị dị ứng hải sản, bà bầu cần nhanh chóng gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ của dị ứng mà bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp điều trị sau:
Dị ứng hải sản mức độ nhẹ
Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc giảm ngứa, thuốc kháng histamin, hạn chế các phản ứng dị ứng,… để làm thuyên giảm các triệu chứng, giúp bà bầu cảm thấy dễ chịu hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Kết hợp với nghỉ ngơi và ăn uống đúng cách sẽ đẩy lùi được tình trạng dị ứng.
Nếu bị dị ứng hải sản nhẹ, bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc để dễ chịu hơn
Dị ứng hải sản ở mức độ nặng
Nếu bà bầu xuất hiện các triệu chứng nặng thì cần nhanh chóng đến phòng khám hay bệnh viện gần nhất.
Nếu trước khi đến viện, bà bầu bị ngất xỉu, hôn mê, ngưng tuần hoàn, ngưng hô hấp, nói chung rơi vào trạng thái nguy kịch thì người nhà cần xử lý hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực đúng cách để tránh tình huống xấu nhất. Sau đó, nhanh chóng đưa thai phụ đến cơ sở y tế gần nhất.
Sau khi khỏi tình trạng nguy kịch
Tuyệt đối không được chủ quan, mà lúc này, bà bầu cần được kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Những việc này sẽ giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân gây ra dị ứng, từ đó có cách điều trị phù hợp.
Tóm lại, bà bị bị dị ứng hải sản trong mọi trường hợp đều không được tự ý dùng thuốc. Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và thời gian quy định. Nếu hết thuốc mà tình trạng dị ứng không thuyên giảm, nên tái khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị thêm.
Việc tự ý dùng thuốc khi không có hướng dẫn và giám sát của bác sĩ sẽ gây hại cho thai nhi, dẫn đến sự cố ngoài ý muốn.
Trường hợp dị ứng hải sản nặng, bà bầu cần được thăm khám và chữa trị tích cực
4. Biện pháp phòng ngừa dị ứng hải sản cho bà bầu
Biết được tình trạng bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không thì bạn sẽ có cách phòng ngừa chủ động để tránh nguy hại cho mẹ và bé. Dưới đây là những việc cần làm để phòng tránh dị ứng hải sản khi đang mang thai:
-
Không ăn cá và các loại hải sản.
-
Đọc kỹ thành phần của sản phẩm trước khi sử dụng.
-
Cẩn thận trong việc chọn thực phẩm và chế biến món ăn.
-
Không để hải sản dính vào những thực phẩm khác trong quá trình chế biến và ăn uống.
-
Trao đổi với bác sĩ về các loại thực phẩm có thể thay thế cá và hải sản để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Với những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đọc đã biết bà bầu bị dị ứng hải sản có nguy hiểm không và làm cách nào để xử trí, phòng ngừa hiệu quả. Song song đó, quá trình mang thai, bà bầu cần được thăm khám theo lịch trình của bác sĩ, nhất là khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!