Các tin tức tại MEDlatec
Ba mẹ có biết: Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu?
- 27/08/2024 | Biến chứng tiểu đường và những lưu ý để phòng tránh
- 27/08/2024 | Tư vấn: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
- 29/08/2024 | Thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và địa chỉ xét nghiệm uy tín
1. Tìm hiểu đái tháo đường ở trẻ em
Đái tháo đường hay tiểu đường là tình trạng đường không được vận chuyển vào trong tế bào để chuyển hóa thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động mà tích tụ lại trong máu khiến nồng độ ngày càng tăng cao. Đái tháo đường bao gồm type 1 và type 2. Trẻ em thường bị type 1 hơn, xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ 4 - 6 và 10 - 14.
Triệu chứng trẻ bị đái tháo đường cũng khá giống với người lớn, bao gồm:
- Cảm thấy khát nước thường xuyên, thậm chí là rất khát nước.
- Đi tiểu nhiều.
- Đói bụng liên tục và thèm ăn.
- Ăn nhiều nhưng bị sụt cân.
- Buồn nôn, nôn.
- Da tái xanh, mắt thâm quầng, tay chân lạnh,…
Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu? Các bác sĩ cho rằng môi trường và yếu tố di truyền là nguyên nhân chính đối với trẻ bị đái tháo đường type 1. Với những trẻ bị tiểu đường type 2 thì ngoài các nguyên nhân này thì có thể là do mẹ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ bị thừa cân,… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn ở phần bên dưới.
Trẻ bị đái tháo đường có các biểu hiện da nhợt nhạt, tái xanh
2. Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu?
Nhiều ba mẹ cảm thấy bất ngờ khi kết quả chẩn đoán con bị đái tháo đường và không biết nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu. Theo đó, có 4 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tiểu đường ở trẻ, bao gồm:
Di truyền
Thống kê cho thấy trong các ca đái tháo đường ở trẻ em thì có từ 10 - 15% trường hợp có liên quan đến yếu tố di truyền. Những bất thường về di truyền khiến hoạt động sản xuất insulin của tuyến tụy bị ảnh hưởng, hoặc cơ thể không xảy ra phản ứng với insulin. Điều này khiến đường huyết trong máu không được chuyển hóa, gây ra bệnh đái tháo đường.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ không chỉ tiềm ẩn các biến chứng cho mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Cụ thể, bé vừa sinh ra có thể bị tiểu đường nếu như mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Đó là lý do trong khi mang thai, mẹ cần ăn uống và sinh hoạt điều độ. Đặc biệt, luôn thăm khám thai và thực hiện các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để phòng tránh tiểu đường và các nguy cơ khác.
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì em bé có thể bị đái tháo đường ngay khi sinh ra
Chế độ ăn bất hợp lý
Nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu nữa? Đó chính là do chế độ ăn bất hợp lý, quá ít rau xanh và trái cây nhưng lại nhiều đồ chiên rán, thịt mỡ, thức ăn chế biến sẵn, nước ngọt có ga,… Điều này khiến cơ thể trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, không chỉ dẫn đến bệnh tiểu đường mà còn gây ra nhiều bệnh lý và các vấn đề khác về sức khỏe.
Trẻ lười vận động, tập luyện
Chế độ ăn bất hợp lý cộng với việc không vận động, tập luyện sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường. Trẻ bị béo phì và đái tháo đường không chỉ gặp khó khăn trong công tác điều trị mà còn đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, ngoại hình, tâm lý.
3. Điều trị đái tháo đường ở trẻ em như thế nào?
Ngoài thắc mắc nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu thì nhiều ba mẹ đặc biệt quan tâm đến việc điều trị đái tháo đường ở trẻ. Nói chung, đây là bệnh tự miễn nên không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc, bác sĩ chỉ can thiệp bằng cách tiêm hoặc bơm insulin với liều lượng dựa vào kết quả kiểm tra lượng đường trong máu của trẻ.
Song song với tiêm hoặc bơm insulin, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị sau.
- Theo dõi, kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ.
- Hướng dẫn trẻ giảm cân bằng cách tăng hoạt động thể chất và ăn uống lành mạnh. Trường hợp cần thiết có thể phẫu thuật để giảm cân.
Điều trị trẻ bị đái tháo đường bằng phương pháp tiêm insulin
Riêng đối với ba mẹ thì trong khi chăm sóc con đang điều trị đái tháo đường cần lưu ý:
- Theo dõi và kiểm soát cân nặng của con, tránh để trẻ tăng cân quá mức.
- Cung cấp những bữa ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng. Không cho trẻ tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh, bánh kẹo, nước ngọt,…
- Cho con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, đặc biệt là các bộ môn đi bộ, đạp xe, bơi lội, đánh cầu,…
- Hạn chế để trẻ trong nhà quá lâu và dành phần lớn thời gian để xem tivi, máy tính, điện thoại,…
- Đảm bảo thời gian học, vui chơi, ngủ nghỉ hợp lý, tránh để con bị căng thẳng, áp lực, suy nhược.
- Cho con dùng thuốc theo hướng dẫn và tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ.
Đặc biệt, nếu con xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau trong khi điều trị đái tháo đường thì ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất.
- Đi tiểu nhiều và nước tiểu sẫm màu.
- Buồn nôn và nôn.
- Mắt trũng xuống, thâm quầng.
- Da nhợt nhạt, tái xanh.
- Tay chân lạnh.
- Thở nhanh, thở gấp.
Đây có thể là những triệu chứng của hiện tượng nhiễm toan ceton do đái tháo đường (DKA). Nếu không được cấp cứu kịp thời thì trẻ có thể bị tử vong.
Cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay nếu bé mệt mỏi, thở nhanh, tiểu nhiều và nôn ói
Ba mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đái tháo đường là do đâu, điều trị như thế nào và cách ngăn ngừa bệnh. Việc này sẽ giúp ba mẹ có được chế độ chăm sóc con tốt nhất, nếu con xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh thì cũng kịp thời đưa đi thăm khám và điều trị, phòng tránh biến chứng.
Một trong những địa chỉ được nhiều ba mẹ lựa chọn hiện nay là Chuyên khoa Nội tiết của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Trẻ sẽ được thăm khám bởi bác sĩ giỏi, cùng hệ thống máy móc nhập khẩu hiện đại. Để đặt lịch trước tại Chuyên khoa, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay từ hôm nay.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!