Tin tức
Tư vấn: Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
- 27/10/2022 | Lên danh sách các loại trái cây dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ
- 01/08/2023 | Người bị tiểu đường ăn gì thay cơm để không tăng đường huyết
- 01/01/2024 | Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường và cách kiểm soát
1. Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?
Có không ít người cho rằng việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ dẫn đến tiểu đường, Vậy quan niệm này đúng hay sai? Thực tế câu trả lời cho thắc mắc “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không?” còn tùy thuộc vào lượng đường và loại đường bổ sung cho cơ thể mỗi ngày.
Đối với tiểu đường type 1
Khi các tế bào của tuyến tụy bị hệ thống miễn dịch tự phá hủy dẫn đến mất chức năng tiết insulin khiến đường huyết tăng. Mặc dù nguyên nhân cụ thể dẫn đến hiện tượng này vẫn chưa xác định chính xác nhưng có thể chắc chắn là chế độ ăn uống hay tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt không phải là nguyên nhân chính gây tiểu đường type 1.
Đối với tiểu đường type 2
Tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng insulin hoặc có sử dụng nhưng không mang lại hiệu quả. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường do chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh thiếu khoa học, bao gồm cả việc ăn quá nhiều đồ ngọt.
Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt là yếu tố góp phần gây ra tiểu đường type 2
Ăn quá nhiều đường có thể làm tăng mức insulin trong cơ thể, dẫn đến tình trạng kháng insulin - một trong những nguyên nhân chính gây ra tiểu đường loại 2. Việc tiêu thụ đường liên tục và quá mức có thể gây tổn thương tuyến tụy và ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh đường huyết của cơ thể.
2. Ăn nhiều đồ ngọt gây hại cho sức khỏe như thế nào?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, cơ thể người bình thường nên được bổ sung khoảng 30g đường (khoảng 7 muỗng cà phê). Nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt không lành mạnh sẽ không chỉ gây tiểu đường type 2 mà còn dẫn đến những vấn đề sau:
Tăng nguy cơ béo phì
Đường chứa nhiều calo rỗng, không cung cấp giá trị dinh dưỡng nhưng lại dễ khiến bạn ăn quá nhiều. Việc tiêu thụ đường quá mức có thể dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì do lượng calo dư thừa không được tiêu hao hết sẽ tích tụ dưới dạng mỡ trong cơ thể.
Gây sâu răng
Đường là nguyên nhân chính gây ra sâu răng. Khi bạn tiêu thụ nhiều đồ ngọt, vi khuẩn trong miệng sẽ chuyển hóa đường thành axit, tấn công men răng và dẫn đến sâu răng. Đặc biệt, việc ăn đồ ngọt mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ này, việc này xảy ra rất phổ biến với trẻ nhỏ.
Tiêu thụ nhiều đường là một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng
Gây rối loạn mỡ máu
Đường có thể làm tăng mức triglyceride trong máu, một loại mỡ có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mức triglyceride cao là một yếu tố nguy cơ của các vấn đề tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
Gây tăng huyết áp
Việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt, đặc biệt là các loại nước ngọt có gas và đồ uống có đường, có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng.
Gây ảnh hưởng đến gan
Đường fructose là một thành phần chính trong đường tinh luyện và các loại siro chỉ được chuyển hóa tại gan. Việc tiêu thụ quá nhiều fructose có thể gây tổn thương gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ không do rượu và các vấn đề liên quan đến chức năng gan.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân, tăng mỡ máu, tăng huyết áp và kháng insulin - tất cả đều là các yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch. Đặc biệt, việc tiêu thụ đường dư thừa có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim hoặc đột quỵ.
Gây lão hóa da sớm
Đường có thể gắn kết với các protein trong cơ thể, tạo ra các sản phẩm cuối là glycation có khả năng gây tổn thương collagen và elastin trong da. Điều này dẫn đến da mất đi độ đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn và lão hóa sớm.
Gây nghiện đường
Đường có thể gây nghiện, làm bạn luôn cảm thấy thèm đồ ngọt. Cơ thể bạn có thể quen với việc tiêu thụ đường cao, khiến bạn cần phải ăn nhiều hơn để cảm thấy thỏa mãn dẫn đến vòng xoáy tiêu thụ nhiều đường hơn và các hệ lụy sức khỏe đi kèm.
Bạn có thể bị nghiện đường nếu tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt trong thời gian dài
3. Một số mẹo giúp bạn xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Để gia giảm lượng đường về mức phù hợp trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể bỏ túi một số mẹo sau:
- Nên ưu tiên việc tự nấu ăn tại nhà thay vì ăn ở các hàng quán.
- Sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo hoặc từ rau củ tự nhiên để thay thế đường.
- Giảm lượng đường cho vào các món ăn khi chế biến.
- Lựa chọn những món ăn vặt lành mạnh, ít ngọt như sữa chua không hoặc ít đường, trái cây, rau, củ,… thay cho snack, bánh quy, nước ngọt,…
- Tập thói quen kiểm tra thành phần trong các sản phẩm trước khi mua xem hàm lượng đường có cao hay không.
- Cẩn thận với những sản giảm giảm chất béo.
Mặc dù đường không phải là nguyên nhân chính hay duy nhất dẫn đến tiểu đường nhưng bạn vẫn nên cân đối trong khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
Việc tìm hiểu “Ăn nhiều đồ ngọt có bị tiểu đường không” và những tác hại đối với cơ thể khi tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt giúp bạn kiến thức bổ ích về dinh dưỡng. Từ đó xây dựng cho bản thân và gia đình một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, việc thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là cách giúp bạn sớm phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể, bao gồm cả hàm lượng đường dư thừa trong máu. Dựa theo kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể thích hợp để giúp bạn có một thể trạng tốt nhất.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ và kiểm tra theo dõi đường huyết tại MEDLATEC
Nếu bạn đang cần địa chỉ để kiểm tra đường huyết hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hãy liên hệ ngay đến tổng đài của Hệ thống Y tế MEDLATEC theo số 1900 56 56 56, sẽ có nhân viên hỗ trợ thông tin chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!