Các tin tức tại MEDlatec
Bác sĩ điểm danh 6 biến chứng nguy hiểm của zona thần kinh
- 22/08/2020 | Cách chữa bệnh zona thần kinh biến chứng hiệu quả nhất
- 22/08/2020 | Biến chứng bệnh zona thần kinh có nguy hiểm không?
- 22/08/2020 | Tổng hợp những dấu hiệu bệnh zona thần kinh điển hình nhất
1. Tìm hiểm về bệnh Zona thần kinh
Đây còn được gọi là giời leo là bệnh do virus Varicella-zoster gây ra. Khác với nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác, người bệnh thường không do lây nhiễm virus mà tác nhân gây bệnh này có sẵn trong cơ thể, cư trú trong hệ thần kinh khi hệ miễn dịch cơ thể suy giảm mới khởi phát.
Một trong những bệnh nhiễm trùng khá thường gặp là zona
Cùng do virus gây ra với bệnh thủy đậu nhưng zona có thể tái phát nhiều lần trong đời, dù thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và thẩm mỹ.
Bệnh đặc trưng bởi các vết phát ban đỏ trên da, sau đó hình thành dải mụn nước thường ở 1 bên của cơ thể. Người bệnh có cảm giác đau rát do dây thần kinh tổn thương. Mặt, cổ, tai, lưng là vị trí thường bị zona thần kinh nhất.
Đi kèm với dấu hiệu phát ban, nổi mụn nước ngoài da, người bệnh còn có thể gặp một số triệu chứng toàn thân khác như: nhức đầu, sốt, mệt mỏi, yếu cơ, ớn lạnh, nhạy cảm với ánh sáng,…
2. Zona thần kinh có nguy hiểm không?
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh này, nhất là những người cao tuổi, người già, người mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch. Điều đáng mừng là hầu hết trường hợp bị zona đều không đáng lo ngại, gây biến chứng nguy hiểm và có thể tự khỏi sau vài tuần.
Zona thần kinh thường sẽ tự khỏi sau vài tuần điều trị
Tuy nhiên không nên chủ quan không điều trị, theo dõi và can thiệp sớm vì có thể dẫn tới biến chứng nặng như:
2.1. Đau thần kinh
Virus zona tấn công vào hệ thần kinh - cơ quan kết nối và điều khiển quan trọng trong cơ thể nên thường gây đau đớn dai dẳng, mức độ cao khiến người bệnh khó chịu. Hơn nữa, dây thần kinh trung ương bị tổn thương thường kéo dài, khó khắc phục hoàn toàn. Biến chứng này thường gặp ở người hệ miễn dịch kém, người già không điều trị bệnh tích cực.
2.2. Để lại sẹo
Tổn thương da do zona thần kinh gây ra có thể để lại những vết sẹo lớn gây mất thẩm mỹ, đặc biệt nếu những vết sẹo xuất hiện ở vành tai, mặt hay cổ. Tùy cơ địa của từng người mà mức độ gây sẹo của bệnh là khác nhau, tuy nhiên điều trị sớm giúp ngăn ngừa tối đa hình thành sẹo.
2.3. Biến chứng tới thính giác
Một trong những biến chứng nghiêm trọng của zona thần kinh là ảnh hưởng đến thính giác của người bệnh như: gây khó nghe, ù tai, thậm chí nặng hơn có thể bị điếc hoàn toàn.
2.4. Viêm màng não
Bệnh có thể biến chứng xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm màng não nếu không phát hiện điều trị sớm.
Zona thần kinh ở mắt có thể ảnh hưởng đến thị giác
2.5. Giảm thị lực
Nếu virus zona tấn công thần kinh cơ quan thị giác có thể gây biến chứng giảm thị lực, năng hơn là mù lòa.
2.6. Viêm loét da
Các tổn thương trên da do virus zona gây ra nếu không chăm sóc tốt có thể bị nhiễm trùng, gây vết loét sâu, sưng tấy.
Để ngăn ngừa những biến chứng này, các trường hợp mắc zona thần kinh nặng hoặc đối tượng nguy cơ cao cần tới cơ sở thăm khám, điều trị:
- Người bệnh lớn hơn 60 tuổi, đặc biệt khi mắc nhiều bệnh lý, hệ miễn dịch kém.
- Bệnh xảy ra ở gần mắt, đặc biệt khi có dấu hiệu nhiễm trùng nặng, sưng viêm, có mủ.
- Phát ban da và tổn thương không suy giảm sau thời gian dài, lan rộng và đau đớn dữ dội.
- Người mắc bệnh ung thư, bệnh mạn tính hoặc đang điều trị bằng thuốc gây suy giảm miễn dịch.
3. Chẩn đoán và chữa zona thần kinh
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có thể chẩn đoán được bằng thăm khám lâm sàng, cụ thể là vết ban đỏ, mụn nước cùng các thông tin về triệu chứng, tiền sử mắc bệnh. Trong trường hợp không chẩn đoán được, bác sĩ sẽ kiểm tra trên mẫu da hoặc dịch trong mụn nước để xác nhận sự có mặt của virus gây bệnh.
Một số loại thuốc bôi giúp giảm đau đớn và nhanh lành vùng da bị zona thần kinh
Khi đã chẩn đoán được bệnh, dựa trên dấu hiệu và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị chữa zona hoàn toàn, phương pháp điều trị chủ yếu dùng thuốc kháng virus để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy khỏi bệnh và giảm nguy cơ biến chứng.
Các loại thuốc thường chỉ định để điều trị zona là Valacyclovir, Acyclovir và Famciclovir. Khi bệnh nhân gặp phải những cơn đau nặng, không đáp ứng với thuốc điều trị thông thường, các loại thuốc kê đơn sau có thể được chỉ định:
- Kem capsaicin.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: amitriptylin,…
- Thuốc tê dạng kem, gel, thuốc xịt hoặc miếng dán: lidocaine,…
- Thuốc tiêm Corticosteroid.
- Thuốc tê tại chỗ.
- Thuốc chống co giật: gabapentin,…
4. Chăm sóc người bị zona
Chế độ chăm sóc tốt sẽ giúp người bệnh nhanh khỏi hơn, hạn chế biến chứng cũng như nguy cơ để lại sẹo mất thẩm mỹ.
4.1. Chăm sóc vùng da bị tổn thương
Vùng da tổn thương do zona thần kinh rất nhạy cảm, do đó cần được vệ sinh, chăm sóc cẩn thận.
- Dùng nước mát, gạc mát, ướt và sạch đắp lên vùng da phát ban, nổi mụn nước để giảm đau và ngứa.
- Tránh tiếp xúc vùng da zona với nước bẩn, hóa chất, thuốc bôi không rõ nguồn gốc.
- Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh bằng dung dịch sát khuẩn, sử dụng kem bôi phù hợp.
- Khi da lành, có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc tinh chất thúc đẩy làm lành, không để lại sẹo.
Lysine trong sữa giúp làm lành tổn thương da
4.2. Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho người bệnh
Người bệnh nên tăng cường bổ sung các loại dinh dưỡng gồm: lysine (có nhiều trong sữa, cá, phomat, thịt gà,…), cam thảo, Vitamin B6, B12, kẽm và Vitamin C.
Bên cạnh đó nên hạn chế các loại thực phẩm khiến tổn thương lâu lành, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo như: chất béo, đồ uống có cồn, ngũ cốc tinh chế, các loại hạt, socola, mầm lúa mì,…
Zona thần kinh không phải là bệnh lý nguy hiểm và truyền nhiễm, tuy nhiên tổn thương da và đau dây thần kinh có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu. Nếu cần tư vấn hoặc điều trị bệnh, hãy liên hệ với các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 hoặc hệ thống MEDLATEC trên toàn quốc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!