Các tin tức tại MEDlatec
Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh gì? Phương pháp điều trị như thế nào?
- 13/02/2022 | Người bị bạch cầu tăng cao nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng?
- 01/12/2021 | Những dấu hiệu bệnh bạch cầu không nên bỏ qua
- 30/03/2022 | Bạch cầu dạng Lympho là bệnh gì? Phương pháp điều trị ra sao?
- 30/11/2021 | Giải đáp thắc mắc: Những nguyên nhân bạch cầu giảm
1. Những thông tin cơ bản về tế bào Lympho
Máu được chia làm 2 thành phần chính đó là tế bào máu và huyết tương. Các tế bào máu bao gồm, hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Trong đó, tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, có tác dụng giúp cơ thể chống lại những tác nhân xâm nhập cơ thể như vi khuẩn, virus,…
Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch
Tế bào bạch cầu lại được chia thành nhiều loại khác nhau tương ứng với những nhiệm vụ riêng biệt, bao gồm tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, bạch cầu ái kiềm, bạch cầu ái toan, đại thực bào.
Tế bào lympho rất quan trọng với hệ miễn dịch của cơ thể và được chia thành 2 loại tế bào chính đó là lympho B và lympho T, được sản xuất từ các hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và tuyến ức.
-
Nhiệm vụ của tế bào lympho đối với cơ thể như sau:
+ Tế bào lympho B: Có nhiệm vụ sản sinh ra kháng thể protein để chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ vào cơ thể.
+ Tế bào lympho T: Nhiệm vụ của tế bào này là kích hoạt các tế bào trong hệ miễn dịch và kiểm soát phản ứng của hệ miễn dịch đối với những tác nhân xâm nhập vào cơ thể.
+ Tế bào lympho thứ 3 hay còn gọi là “Tế bào lympho NK” cũng có tác dụng chống lại các tác nhân xâm nhập cơ thể từ bên ngoài và phá hủy các tế bào ung thư, các tế bào đã nhiễm virus. Tế bào lympho NK cũng được tạo ra từ tủy xương.
Nồng độ tế bào lympho trong cơ thể có thể thay đổi do nhiều yếu tố như thói quen sinh hoạt, nơi sinh sống,… Tuy nhiên, chỉ số nồng độ tế bào lympho được cho là bình thường khi đạt mức:
+ Đối với trẻ em: Nồng độ tế bào lympho cần đạt từ 3.000 - 9.500/ μL máu.
+ Đối với người lớn: Nồng độ tế bào lympho cần đạt từ 1.000 - 4.800 microlit (μL) máu.
- Khi tế bào lympho tăng cao hoặc hạ thấp bất thường chính là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe.
-
Nồng độ tế bào lympho cao có thể là do cơ thể phản ứng tạm thời với tình trạng viêm nhiễm. Nhưng đây cũng có thể là tình trạng tăng tế bào bạch huyết nghiêm trọng do cơ thể đang mắc phải bệnh tự miễn, các trường hợp nhiễm trùng mạn tính, hay do bệnh ung thư máu.
-
Nồng độ tế bào lympho thấp: Có thể là do bệnh nhân bị cảm lạnh, vận động với cường độ cao, gặp áp lực, căng thẳng, suy dinh dưỡng,… Tuy nhiên, nồng độ lympho suy giảm cũng có thể là do mắc phải các bệnh di truyền, bệnh về thần kinh, bệnh tự miễn, bệnh truyền nhiễm,… Bên cạnh đó, bệnh có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị bệnh khác nhau.
2. Bạch cầu cấp dòng lympho là bệnh như thế nào?
Khi mắc căn bệnh bạch cầu cấp dòng lympho, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như mệt mỏi, yếu đuối, hay bị bầm tím, chảy máu, da nhợt nhạt, xuất hiện những đốm đỏ có kích thước bằng đầu ngón tay trên da, giảm cân, sốt, khó thở, đau lưng, đau bụng, đau xương, dễ bị nhiễm trùng, sưng hạch bạch huyết, kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường, chóng mặt, đau đầu, hay bị buồn nôn và nôn,…
Do đó, khi cơ thể xuất hiện những bất thường này, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm, trong đó bao gồm xét nghiệm tế bào máu, lấy mẫu tủy xương,... Nếu cần thiết, các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm những xét nghiệm khác.
- Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến là:
+ Độ tuổi: Những trường hợp trẻ dưới 15 tuổi và người lớn trên 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh cao hơn những nhóm tuổi khác.
+ Màu da: Những người có làn da trắng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với những người có làn da đen.
+ Người mắc phải một số hội chứng như hội chứng Down, klinefelter, Wiskott-Aldrich, hay Bloom,…
+ Tiếp xúc với phóng xạ cao cũng có nguy cơ mắc bệnh bạch cầu cấp dòng lympho.
+ Virus: Một số trường hợp mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng lympho có thể là do đã từng nhiễm virus trước đó.
3. Chữa trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho bằng cách nào?
Đối với từng bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Một số biện pháp phổ biến là truyền máu, hóa trị và xạ trị. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân có thể được tiến hành xạ trị, hóa trị để tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, một số trường hợp được cấy ghép tủy xương để tăng cường sản xuất những tế bào khỏe mạnh, thay thế cho những tế bào bất thường.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp với sức khỏe chẳng hạn như uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không tiếp xúc với nguồn bệnh vì lúc này cơ thể có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám theo đúng lịch hẹn,…
Trên đây là một số thông tin về bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Nếu có những dấu hiệu nghi ngờ bệnh, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến thăm khám tại các cơ sở uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cùng với hệ thống máy xét nghiệm hiện đại luôn đảm bảo kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác. MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà rất thuận tiện và giúp người bệnh tiết kiệm thời gian.
Để được tư vấn thêm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!