Các tin tức tại MEDlatec
Bật mí cách bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu
- 12/08/2021 | Nắng nóng bà bầu ăn gì cho mát, mẹ khỏe thai nhi phát triển tốt
- 07/08/2021 | Hướng dẫn chọn các loại thuốc dị ứng cho bà bầu
- 10/08/2021 | Ăn giá đỗ có tốt cho bà bầu hay không - thắc mắc thường gặp
- 13/07/2021 | Chăm sóc bà bầu khi bị sốt thế nào để nhanh hồi phục
1. Lợi ích của kẽm đối với sự phát triển của thai nhi
Kẽm là một trong những dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt với phụ nữ đang mang thai. Rất nhiều nghiên cứu cho biết việc bổ sung kẽm giúp quá trình phát triển của tế bào diễn ra thuận lợi, đồng thời chúng còn tham gia vào hoạt động phân chia ADN trong cơ thể.
Nếu bổ sung đủ kẽm, thai nhi sẽ phát triển toàn diện
Nếu bổ sung đủ kẽm cho cơ thể trong giai đoạn mang bầu, thai nhi sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời. Như đã phân tích ở trên, loại dinh dưỡng này thường có mặt trong giai đoạn phân chia tế bào của cơ thể. Chính vì thế thai nhi sẽ được hỗ trợ phát triển toàn diện về ngoại hình, các cơ quan trong cơ thể và chỉ số cân nặng. Như vậy, nhờ tác động của kẽm, em bé có cơ hội phát triển trong điều kiện tốt nhất.
Bên cạnh đó, với khả năng kích thích tế bào miễn dịch hoạt động, kẽm giúp mẹ bầu cải thiện sức đề kháng trong suốt giai đoạn mang thai. Nhờ vậy cả mẹ và bé đều duy trì sức khỏe tốt, ổn định, hạn chế nguy cơ mắc bệnh của thai nhi. Tuy nhiên, trong thai kỳ cơ thể của người mẹ khá nhạy cảm. Mọi người nên chủ động tìm hiểu và áp dụng những cách bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu.
Bên cạnh đó, việc cung cấp kẽm cho phụ nữ mang thai còn hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ mẹ bầu mắc bệnh trầm cảm, sinh non hoặc bị tiêu chảy,… Như vậy loại dinh dưỡng này giữ vai trò quan trọng, không thể thay thế trong chế độ dinh dưỡng của thai phụ.
2. Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm gây ảnh hưởng như thế nào tới mẹ bầu?
Vấn đề được mọi người quan tâm hàng đầu là: chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm gây ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu? Khi rơi vào tình trạng thiếu hụt kẽm, thai phụ sẽ có một số dấu hiệu như không có cảm giác thèm ăn, rất dễ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng.
Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu
Nếu tình trạng trên không được cải thiện kịp thời, sự phát triển của thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Cụ thể chiều cao, cân nặng của em bé trong giai đoạn này sẽ tăng chậm hơn, đồng thời hệ miễn dịch của thai nhi cũng có dấu hiệu suy giảm. Không những vậy, mẹ bầu có thể đối mặt với hiện tượng huyết áp thay đổi bất thường trong giai đoạn mang thai.
Như vậy, một chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Đó là lý do vì sao chúng ta nên bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu ngay từ những tháng đầu của thai kỳ.
3. Lượng kẽm mẹ bầu nên bổ sung cho cơ thể
Nhiều người cho rằng bổ sung càng nhiều kẽm thì càng tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai cũng như sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, điều này chưa thực sự đúng, chúng ta nên xác định lượng kẽm cần nạp vào cơ thể, phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu. Tình trạng thừa kẽm ở bà bầu cũng tiềm ẩn những rủi ro trong tương lai, ví dụ như trí não của bé có thể bị ảnh hưởng, giai đoạn dậy thì cũng chịu nhiều tác động tiêu cực,…
Mẹ bầu nên bổ sung kẽm trong những bữa ăn hàng ngày
Vậy trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ nên bổ sung lượng kẽm bao nhiêu là đủ? Ngày nay, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích mẹ bầu nạp vào cơ thể khoảng 11 mg kẽm mỗi ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Còn trong giai đoạn cho con bú, bạn có thể điều chỉnh lượng kẽm bổ sung mỗi ngày khoảng 12 mg.
Dựa vào chỉ số trên, mọi người có thể cân đối chế độ dinh dưỡng, đồng thời bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu nhé!
4. Bật mí cách bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu
Chúng ta có thể bổ sung kẽm cho phụ nữ bằng hai cách, đó là tăng cường thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.
4.1. Bổ sung thực phẩm giàu kẽm
Một trong những thực phẩm giàu kẽm đó là thịt bò - loại thực phẩm khá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn bổ sung nhiều dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và kích thích sự phát triển của thai nhi. Một lưu ý nho nhỏ đó là phụ nữ mang thai nên ăn thịt bò đã được chế biến và nấu chín. Việc ăn thịt sống thường đem lại những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ bầu.
Chúng ta nên biết cách bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu
Bên cạnh đó, hạt điều cũng là thực phẩm giàu kẽm mà phụ nữ mang thai nên tham khảo và bổ sung vào bữa phụ của mình. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết hạt điều đem lại nhiều lợi ích về dinh dưỡng cho thai phụ, ví dụ như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe xương khớp.
Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn có thể bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu bằng cách sử dụng đỗ xanh, sữa chua hoặc socola. Chúng ta nên chế biến các món ăn đa dạng để kích thích vị giác, chia thành nhiều bữa ăn phụ trong ngày. Như vậy, cơ thể của mẹ bầu sẽ hấp thụ kẽm tốt hơn, đem lại những lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ.
4.2. Sử dụng thực phẩm chức năng
Ngày nay nhiều mẹ bầu bổ sung thêm kẽm bằng cách uống các loại thực phẩm chức năng. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và lựa chọn thuốc đảm bảo chất lượng và nguồn gốc rõ ràng. Như vậy sức khỏe của mẹ và em bé sẽ được duy trì ổn định, tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn xảy ra.
Thông thường, mẹ bầu nên uống thực phẩm chức năng bổ sung kẽm sau khi ăn khoảng 30 - 60 phút để tăng khả năng hấp thu của cơ thể. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thực phẩm chức năng, bạn nên đi kiểm tra kịp thời.
Mẹ bầu chỉ sử dụng thực phẩm chức năng khi được bác sĩ cho phép
Hy vọng rằng qua bài viết này mọi người đã nắm được cách bổ sung kẽm an toàn cho bà bầu. Chúng ta nên xác định lượng kẽm mà cơ thể thai phụ cần bổ sung, cân đối chế độ dinh dưỡng sao cho khoa học và phù hợp nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!