Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
- 24/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không?
- 27/02/2021 | Đau thần kinh tọa có những triệu chứng gì, nguyên nhân do đâu?
- 15/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh đau thần kinh tọa là gì, cách điều trị ra sao?
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
1.1. Nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa các đốt sống của cột sống. Khi đĩa đệm này lồi ra, nó có thể chèn ép dây thần kinh và gây ra cảm giác đau cho người bệnh. Đây chính là tình trạng đau thần kinh tọa.
Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống cũng có nguy cơ chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa. Hẹp cột sống thường xảy ra ở những trường hợp trên 60 tuổi.
Khối u cột sống: Những bệnh nhân có khối u bên trong tủy sống hoặc dọc theo tủy sống cũng có nguy cơ phải đối mặt với bệnh đau thần kinh tọa. Vì khi những khối u phát triển về kích thước, nó sẽ gây ra những tác động, những áp lực nhất định lên các dây thần kinh cột sống.
Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau thần kinh tọa
Viêm khớp, thoái hóa khớp: Khi mắc phải tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, dây thần kinh tọa có thể bị kích thích và sưng lên, từ đó gây đau.
Những trường hợp bị chấn thương hay nhiễm trùng cũng dễ bị đau thần kinh tọa.
Người mắc phải hội chứng cơ hình lê: Theo các chuyên gia, cơ hình lê ở sâu bên trong mông. Loại cơ này có chức năng kết nối cột sống dưới với xương đùi, chạy qua dây thần kinh tọa. Trong trường hợp cơ hình lê bị co thắt sẽ gây áp lực lên dây thần kinh tọa khiến cho người bệnh bị đau.
1.2. Những triệu chứng của bệnh đau thần kinh tọa
Thông thường những cơn đau dây thần kinh tọa thường xuất phát từ dưới lưng, sau đó lan rộng xuống mông và phía sau chân. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
Thắt lưng, mông, mặt sau của cẳng chân xuất hiện những cơn đau, mỏi cơ, tê cứng, nóng rát hoặc ngứa râm ran, cảm giác yếu cơ,…
Tùy vào mức độ bệnh mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức buốt nghiêm trọng.
Người bệnh có thể bị tê chân dọc theo dây thần kinh tọa, ngón chân và bàn chân có cảm giác ngứa râm ran.
Dáng đi của người bệnh có sự bất thường, bên cao, bên thấp.
Đối với một số trường hợp bệnh nặng, người bệnh có cảm giác đau khi cúi người, khi hắt hơi hoặc ho, đau khi ngồi quá lâu,… Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi, các triệu chứng này sẽ thuyên giảm.
Nhiều người thắc mắc: Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh rất khó khăn khi đi lại, thậm chí không thể đi lại.
Trong trường hợp rễ thần kinh bị tổn thương, người bệnh có thể mất cảm giác ở chi dưới hoặc không kiểm soát khi đại tiểu tiện.
Nếu thấy những triệu chứng bất thường này, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế biến chứng nghiêm trọng.
2. Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
2.1. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Như đã nói ở phía trên, bệnh nhân đau thần kinh tọa bị ảnh hưởng rất nhiều, thậm chí rất khó khăn khi vận động. Tình trạng đau nhức khiến người bệnh luôn mệt mỏi và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Khi vận động liên tục hoặc với cường độ mạnh thì những cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn. Cũng chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không, họ lo ngại đi bộ sẽ khiến bệnh càng nặng hơn.
Nên chuẩn bị nước uống khi đi tập
Câu trả lời là bạn không cần quá lo ngại, người bị đau thần kinh tọa vẫn có thể đi bộ. Ngược lại, nếu người bệnh hạn chế đi lại, lười vận động thì xương khớp sẽ kém linh hoạt hơn, các chi yếu hơn và bệnh có nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn.
Đi bộ hàng ngày cũng là một cách để rèn luyện sức khỏe và giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục của bệnh nhân. Cụ thể, khi đi bộ, bệnh nhân sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như giúp cơ xương giãn ra, đồng thời giảm áp lực chèn ép lên dây thần kinh tọa. Bên cạnh đó, đi bộ cũng là một cách giúp lưu thông máu, giúp nuôi dưỡng sụn khớp tốt và phòng ngừa bệnh gai cột sống.
2.2. Hướng dẫn đi bộ đúng cách để nhận được hiệu quả tốt nhất
Với những người khỏe mạnh, đi bộ là một bài tập đơn giản và dễ dàng. Nhưng đối với những người bị bệnh đau thần kinh tọa thì khi đi bộ bạn cần phải chú ý rất nhiều, cần phải đi bộ đúng cách, nếu không sẽ có thể gây phản tác dụng. Đặc biệt, bạn cần đeo đai bảo vệ lưng khi vận động, tập luyện. Dưới đây là những lưu ý giúp người bệnh đi bộ đúng cách.
Chú ý đến khởi động
Khởi động là vấn đề rất quan trọng trước khi bạn bắt đầu tập bất cứ một môn thể thao nào. Khởi động lại càng quan trọng hơn đối với người bị đau thần kinh tọa. Những bài tập làm nóng cơ thể trước khi đi bộ sẽ khiến xương khớp giãn ra và dẻo dai hơn, đồng thời độ đàn hồi tốt hơn, làm giảm sự chèn ép lên dây thần kinh tọa khi vận động.
Hơn nữa, khởi động ít nhất 10 phút cũng là cách giúp hạn chế những vấn đề như sai khớp, chuột rút,… trong quá trình đi bộ. Bên cạnh đó, bạn nên chọn cho mình loại giày phù hợp, vừa với chân và trang phục thấm hút tốt, nên chuẩn bị nước mang theo và lựa chọn địa hình bằng phẳng.
Nên lựa chọn địa hình bằng phẳng để đi bộ
Thời gian đi bộ
Người bệnh chỉ nên đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày. Duy trì đều đặn, bạn sẽ cảm nhận được sự thay đổi tích cực về sức khỏe. Có thể nghỉ giữa quãng khoảng 5 phút để tránh quá sức.
Nếu những dấu hiệu đau thuyên giảm tích cực, bạn có thể tăng thời gian đi bộ lên khoảng 30 phút mỗi ngày. Nhưng ngược lại, nếu tình trạng đau nhức càng nghiêm trọng hơn thì bạn nên dừng đi bộ.
Các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khuyên bạn, nên đi lại nhẹ nhàng, không nên đi quá nhanh để đạt kết quả tốt nhất. Mọi thắc mắc, bạn hãy gọi đến 1900 56 56 56 để được tư vấn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!