Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh nhân tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không và nên chọn loại khoai nào?

Ngày 01/10/2024
Khoai lang là món ăn dân dã, quen thuộc có thể dễ dàng mua ở mọi vùng miền Việt Nam. Bên cạnh hương vị dễ dùng, phù hợp với nhiều người, khoai lang còn được yêu thích bởi lượng dinh dưỡng dồi dào, có lợi cho sức khỏe đặc biệt đối với người đang trong chế độ kiểm soát cân nặng. Vậy liệu người tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không, nên chọn loại khoai nào và ăn lượng ra sao?

1. Thành phần dinh dưỡng của khoai lang

Khoai lang thuộc nhóm rau củ được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, đặc điểm bên ngoài có lớp vỏ mỏng và kích cỡ đa dạng, trọng lượng có thể từ 100g đến gần 1kg mỗi củ. Khi chín khoai có kết cấu dạng bột, độ dẻo vừa phải và vị ngọt tự nhiên phù hợp với khẩu vị nhiều người. 

Trong mỗi 100g khoai lang sau khi chế biến, loại bỏ vỏ chứa thành phần dinh dưỡng gồm:

  • Năng lượng: 86 kcal.
  • Protein: 1.57 g.
  • Carbohydrate: 20.1 g.
  • Chất xơ: 3 g.
  • Chất béo: 0.05 g.
  • Đường: 4.18 g.
  • Canxi: 30 mg.
  • Sắt: 0.61 mg.
  • Magie: 25 mg.
  • Phốt pho: 47 mg.
  • Kali: 337 mg.
  • Natri: 55 mg.
  • Vitamin C: 2.4 mg.
  • Vitamin E: 0.26 mg.
  • Vitamin A: 709 µg. 
  • Beta Carotene: 8510 µg 

Nguồn: USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ)

Khoai lang giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe

2. Lợi ích của khoai lang đối với người tiểu đường

  • Kiểm soát đường huyết nhờ chứa nhiều chất xơ có lợi giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào cơ thể, đồng thời khoai lang chứa chỉ số hấp thu và làm tăng nồng độ đường huyết thấp (GI) 50 phù hợp người tiểu đường. 
  • Duy trì cân nặng hợp lý tránh gây thừa cân béo phì giúp làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường hoặc hạn chế biến chứng bệnh. 
  • Bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. 
  • Hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim mạch nhờ hàm lượng chất béo thấp, giàu vitamin và khoáng chất. Khoai lang giàu kali có tác dụng hiệu quả trong việc ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh lý tim mạch như: viêm cơ tim, xơ vữa động mạch,...
  • Cải thiện thị lực với hàm lượng vitamin A và tiền chất vitamin A beta carotene giúp bảo vệ mắt khỏi các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, khoai lang còn chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp đẩy lùi tình trạng lão hoá võng mạc, thoái hoá mắt,...
  • Hỗ trợ giảm cholesterol trong máu giúp cải thiện tình trạng mỡ trong máu.

Chất xơ trong khoai lang mang đến cảm giác no lâu hơn, kiểm soát đường huyết hiệu quả

3. Vậy người bị tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không và cần lưu ý gì?

Có thể thấy, khoai lang là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ và chỉ số đường huyết thấp phù hợp cho người tiểu đường. Vì thế tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không là thắc mắc thường được nhiều người quan tâm.

Theo Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, 100g cơm trắng chứa khoảng 130 Kcal và có 28.2g carbohydrate, trong khi đó, chỉ số này ở khoai lang thấp hơn nhưng vẫn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có thể bổ sung cho sức khỏe. Có thể thấy khoai lang có nhiều lợi thế hơn, tuy nhiên để trả lời tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không cần xác định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo an toàn sức khỏe người bệnh. 

Nhìn chung khoai lang có thể thay thế cơm trắng trong bữa ăn. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng liên tục để tránh gây mất cân bằng về dinh dưỡng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý về thận do dư thừa kali. Đối với người tiểu đường khi dùng khoai lang thay thế cơm không nên ăn quá 200g khoai và nên xen kẽ với các loại tinh bột khác để đảm bảo dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.

Bị tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không là thắc mắc hay gặp

4. Câu hỏi thường gặp khác về khoai lang cho người tiểu đường

Bên cạnh thắc mắc tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không thì dưới đây là một số câu hỏi tương tự thường được nhiều bệnh nhân quan tâm như:

4.1. Người tiểu đường có thể ăn tối đa bao nhiêu khoai lang?

Lượng khoai lang trong chế độ dinh dưỡng người tiểu đường không vượt quá 200g trong mỗi bữa ăn. Bởi vì nếu ăn quá nhiều khoai lang, tinh bột (carbohydrate) trong thực phẩm này có thể làm tăng đường huyết đột ngột và đồng thời gây tình trạng khó tiêu, chướng bụng. 

Người tiểu đường có thể ăn khoai lang để thay thế bữa sáng hoặc thay thế cơm trắng cho bữa tối giúp tránh làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ nên sử dụng khoai lang hấp hoặc luộc và tránh ăn các loại khoai lang chiên do quá trình gia nhiệt với dầu làm tăng lượng đường trong khoai gây ảnh hưởng sức khoẻ. 

Người tiểu đường chỉ nên dùng tối đa 200g khoai lang trong mỗi bữa

4.2. Cách chọn loại khoai phù hợp như thế nào?

Hiện nay trên thị trường có đa dạng các loại khoai lang với nhiều màu sắc, hương vị khác nhau phù hợp cho nhiều người sử dụng. Trong số đó, các loại khoai lang người tiểu đường có thể dùng như: Khoai lang trắng, khoai lang tím, khoai lang cam. Tuy khác nhau về màu sắc, xuất xứ, hương vị nhưng cả 3 loại khoai đều có hàm lượng dinh dưỡng khá tương đồng và mang đến nhiều lợi ích cho sức người tiểu đường. Tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, vùng miền và khẩu vị người tiểu đường có thể lựa chọn loại khoai phù hợp để sử dụng.

4.3. Ăn khoai lang có trị dứt điểm tiểu đường không?

Bên cạnh thắc mắc tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không thì ý kiến ăn khoai lang trị bệnh cũng gây ra nhiều tranh cãi. Thực tế, việc kiểm soát dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày là yếu tố hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện tình trạng tiểu đường. Vì thế, sử dụng khoai lang chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết bằng dinh dưỡng và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm nào, người tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Khoai lang không có tác dụng thay thế thuốc điều trị tiểu đường

4.4. Ăn nhiều khoai lang có ảnh hưởng sức khoẻ không?

Mặc dù khoai lang giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích trong việc kiểm soát đường huyết nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng sức khoẻ. Đầu tiên, hàm lượng tinh bột trong khoai lang cao, nếu ăn nhiều hơn 200g mỗi bữa có thể làm tăng đường huyết và khó tiêu. Đồng thời, nếu cơ thể dung nạp khoai lang vượt mức bình thường có thể gây dư thừa kali ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thận, đặc biệt đối với người tiểu đường còn có nguy cơ cao gặp biến chứng về thận.

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc tiểu đường ăn khoai lang thay cơm được không. Có thể thấy, bên cạnh phác đồ điều trị bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị y tế tầm soát và điều trị tiểu đường, đừng ngần ngại lựa chọn chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.