Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nguy hiểm ra sao và cách trị bệnh phổ biến
- 22/07/2024 | Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser: Không cần mổ mở - Không cần lưu viện - Đảm bảo thẩm mỹ
- 30/09/2023 | Các thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cần được tham khảo ngay!
- 07/10/2024 | MEDLATEC điều trị thành công ca suy giãn tĩnh mạch phức tạp bằng công nghệ đốt laser
- 16/12/2024 | Suy giãn tĩnh mạch chi dưới: Chi tiết phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa
- 03/03/2025 | Kiểm chứng cách dùng cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch và gợi ý cách điều trị khoa học khác
1. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới
suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng máu ứ đọng ở chi dưới và không thể theo đường tĩnh mạch chủ trở về tim theo cách bình thường. Khi đó, áp suất thủy tĩnh tăng lên khiến tĩnh mạch bị giãn ra.
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường gây ra một số triệu chứng như sau:
- Ở giai đoạn đầu: Bệnh thường không gây triệu chứng. Đôi khi, bệnh nhân có cảm giác khó chịu và hơi tức nhẹ ở chân. Vùng da bị suy giãn tĩnh mạch có thể nóng hơn hoặc có biểu hiện ngứa ngáy. Cuối ngày là thời điểm những triệu chứng bệnh dễ tiến triển, nhất là đối với những trường hợp phải đứng trong suốt nhiều giờ.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới khiến bạn đau nhức chân
- Khi bệnh tiến triển nặng hơn: Bệnh nhân rất dễ mỏi chân khi đứng lâu. Những người phải ngồi lâu thường có biểu hiện phù chân nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cảm nhận một số triệu chứng bệnh như cảm giác kim châm, chuột rút ban đêm,...
Ở giai đoạn này, những triệu chứng bệnh cũng đã nghiêm trọng và rõ ràng hơn. Bệnh nhân có thể nhìn thấy những mạch máu nhỏ như tĩnh mạch trên bề mặt da giống mạng nhện. Tuy nhiên, khi bệnh nhân nghỉ ngơi, những triệu chứng này có thể được cải thiện đáng kể. Đó cũng chính là lý do khiến bệnh nhân bỏ qua triệu chứng bệnh.
Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên đi khám sớm nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Tức nặng ở bắp chân, thường xuyên cảm thấy mỏi chân.
- Bị chuột rút, có cảm giác như bị kiến bò.
- Hay bị sưng ngứa chân, đặc biệt ở vùng mắt cá chân.
- Da đổi màu, loét hay nhiễm trùng mô mềm, thường xảy ra ở vị trí gần mắt cá chân.
2. Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới ở mức độ nhẹ và được áp dụng phương pháp điều trị đúng cách có thể sớm cải thiện triệu chứng và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, suy giãn tĩnh mạch có thể ngày càng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Gây loét, chảy máu: Trường hợp suy giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm có thể gây ra những vết loét khiến chảy máu hay thay đổi màu da. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể dẫn đến suy giãn tĩnh mạch mạn tính, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng bơm máu đến tim của tĩnh mạch.
- Viêm tắc tĩnh mạch bề mặt: Suy giãn tĩnh mạch cũng là một trong những nguyên nhân gây hình thành cục máu đông hay còn gọi là viêm tắc tĩnh mạch bề mặt. Khi gặp phải triệu chứng này, bệnh nhân thường phải đối mặt với một số triệu chứng như đau đớn, chân nóng, sưng đỏ, tĩnh mạch nổi rõ và viêm cứng.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Bệnh suy giãn tĩnh mạch có thể gây hình thành huyết khối tại chỗ và di chuyển vào tĩnh mạch sâu, từ đó hình thành nên những cục máu đông sâu bên trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, loét da, đau hay phù nề chân trong một thời gian dài. Trong đó, biến chứng thuyên tắc phổi được đánh giá là biến chứng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.
3. Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách nào?
Tùy thuộc vào mức độ suy giãn tĩnh mạch chi dưới, các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị kịp thời với từng trường hợp bệnh nhân. Các phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới phổ biến hiện nay có thể kể đến như điều trị nội khoa, phẫu thuật loại bỏ tĩnh mạch, đốt sóng cao tần nội mạch,... Mục tiêu điều trị bệnh chính là cải thiện triệu chứng và phòng ngừa được nhiều biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần duy trì lối sống khoa học lành mạnh để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể:
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu: Người bệnh không nên đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Nếu đặc thù công việc thường xuyên phải ngồi, bạn hãy đứng dậy và đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 30 phút làm việc. Đây là cách giúp máu lưu thông tốt hơn và giúp giảm triệu chứng bệnh.
Người bệnh không nên ngồi làm việc quá lâu
- Tập thể dục thường xuyên: Người bệnh nên thường xuyên tập luyện để cải thiện các cơ ở chân. Đây là cách phòng tránh hình thành các búi giãn tĩnh mạch. Những bài tập mà người bệnh có thể thực hiện như bài tập nâng cẳng chân, đi tại chỗ, nhón chân hay xoay cổ chân,…
- Giảm cân nếu thừa cân: Đối với những trường hợp bị thừa cân, bạn nên thực hiện phương pháp giảm cân khoa học để đưa cân nặng về mức phù hợp, tránh để chân phải chịu áp lực quá lớn và phòng ngừa giãn tĩnh mạch hiệu quả.
- Tránh mặc quần bó sát: Nếu bạn mặc quần quá bó, áp lực lên chân sẽ tăng lên và tình trạng suy giãn tĩnh mạch ở chân càng trở nên trầm trọng hơn. Thay vì những chiếc quần bó sát, bạn nên lựa chọn những bộ trang phục rộng rãi.
- Nâng cao chân khi ngủ: Đây là cách giúp máu chảy ngược về tim tốt hơn.
- Mang vớ nén: Những chiếc vớ chuyên dụng có tác dụng máu lưu thông đến tim dễ dàng hơn, giảm triệu chứng khó chịu ở chân.
- Duy trì chế độ ăn khoa học: Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Flavonoid để tăng cường lưu thông tuần hoàn, giảm tình trạng ứ trệ trong tĩnh mạch. Những thực phẩm có chứa nhiều Flavonoid mà bệnh nhân nên bổ sung là ớt chuông, cam, táo, gừng,…
- Xoa bóp: Những động tác mát xa nhẹ nhàng có thể giúp máu lưu thông qua tĩnh mạch dễ dàng hơn.
Bệnh nhân được hướng dẫn tận tình khi khám chữa bệnh tại MEDLATEC
Trên đây là một vài thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, đặc biệt là mức độ nguy hiểm và cách điều trị bệnh. Nếu còn có vấn đề sức khỏe cần được giải đáp hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!