Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh thủy đậu
Thời gian lây bệnh là cuối thời kỳ ủ bệnh đến khi bong vẩy. Người bệnh sau khi khỏi bệnh để lại miễn dịch bền vững suốt đời.Bệnh thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân. Bệnh xuất hiện rải rác và có thể gây dịch.
Những biểu hiện lâm sàng
- Thời kỳ ủ bệnh: kéo dài 2- 3 tuần và không có triệu chứng.
- Thời kỳ khởi phát: khoảng 1 ngày với biểu hiện sốt nhẹ, có thể sốt cao 39-400C, chảy nước mũi và đau họng.
- Thời kỳ toàn phát(thời kỳ mọc ban): ban xuất hiện nhanh, có thể ngay ngày đầu của bệnh với đặc điểm:
+ Đầu tiên là nốt đỏ, sau vài giờ xuất hiện phỏng nước trong rất nông, sau 24 - 48 giờ chuyển màu vàng hình cầu, kích thước khoảng 5mm, nổi trên mặt da, xung quanh có nền da tấy đỏ, một số nốt phỏng hơi lõm ở giữa. Khoảng 4 - 6 ngày nốt phỏng khô, đóng vảy màu nâu sẫm, bong sau 1 tuần và không để lại sẹo nếu không có bội nhiễm. Số lượng nốt phỏng là một yếu tố đánh giá tiên lượng bệnh.
+ Ban mọc rải rác khắp người.
+ Ban mọc không theo thứ tự, hết đợt này đến đợt khác, vì vậy trên một vùng da thấy các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau (ban đỏ, nốt phỏng chứa dịch trong, nốt phỏng màu vàng…).
+ Ban có thể mọc ở niêm mạc má, vòm họng, khi vỡ thành vết loét nông hình tròn hoặc bầu dục. Ít khi ban mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ.
+ Giai đoạn mọc ban bệnh nhân thường ngứa nhiều.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường lành tính, nhưng nếu không phát hiện và phòng tránh, điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng như:
- Nhiễm trùng máu là một biến chứng nặng của thủy đậu.
- Biến chứng thần kinh, đặc biệt là viêm não, thường gặp ngày thứ 3 - 8 của bệnh, muộn nhất là ngày 21 bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, đau đầu, nôn, co giật và liệt. Đây là một biến chứng nặng có tỷ lệ tử vong cao và nếu chữa khỏi thường để lại nhiều di chứng nặng nề như chậm phát triển trítuệ, liệt, động kinh,…
- Biến chứng viêm thận (ít gặp), thường xuất hiện ngày thứ 3 - 4 giai đoạn mọc ban với biểu hiện tiểu ra máu, khỏi sau vài tuần.
- Biến chứng viêm phổi thường gặp ở người lớn.
- Dễ gây sảy thai, thai chết lưu hoặc dị tật thai nhi khi phụ nữ mang thai mắc thủy đậu.
Các thăm dò cận lâm sàng
- Xét nghiệm:
+ Đánh giá tình trạng nhiễm trùng: CTM, CRP, Máu lắng, Procalcitonin,
+ Tìm nguyên nhân bệnh: Kháng thể IgM, IgG hoặc kháng nguyên bằng phươNg pháp PCR.
+ Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh virus khác: Chân tay miệng: EV71; sốt xuất huyết: NS1, sởi: Meals IgM, PCR hoặc sốt phát ban Rubella,…
- Chẩn đoán biến chứng: Khám TMH, chụp xquang tim phổi, xét nghiệm chức năng gan, thận, cấy mãu, xét nghiệm dịch não tủy …
Điều trị và chăm sóc
- Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên dùng kháng sinh trong trường hợp phòng bội nhiễmhoặc nhiễm khuẩn huyết.
- Đảm bảo đủ dinh dưỡng;
- Vệ sinh răng miệng;
- Chăm sóc nốt phỏng, vệ sinh da: tắm hàng ngày bằng nước chín, chấm dung dịch xanh methylen lên những nốt phỏng đã vỡ để phòng bội nhiễm.
Phòng bệnh thủy đậu thế nào cho hiệu quả?
- Tiêm vaccine cho trẻ > 9 tháng và người lớn chưa có miễn dịch, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị mang thai.
- Lưu ý: không tiêm vaccine thủy đậu khi đang sốt, mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải, phụ nữ mang thai, dị ứng với các thành phần của vaccin.
- Cần phát hiện sớm, cách ly người bệnh từ khi phát hiện cho đến sau khi ban mọc đợt cuối 5 ngày.
- Người bệnh cần được sử dụng riêng các vật dung cá nhân như khăn mặt, chậu...
- Mang khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và dịch tiết của người bệnh.
- Rửa tay bằng xà phòng hay các chất sát khuẩn sau khi chăm sóc người bệnh hoặc khi tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
- Giữ vệ sinh môi trường.
Bằng việc đầu tư công nghệ hiện đại, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có thể đáp ứng nhu cầu chẩn đoán bệnh thủy đậu của khách hàng. Hiện những kỹ thuật phục vụ chẩn đoán bệnh thủy đậu và điều trị tại MEDLATEC gồm: - Xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, CRP, chức năng thận; - Xét nghiệm tìm kháng thể IgM và IgG. Xét nghiệm này làm sau phát ban 3-5 ngày. Nếu thời gian lấy mẫu trước 8 giờ trả thì kết quả trong ngày; nếu lấy mẫu sau 8 giờ, trả vào 15 giờ ngày hôm sau. - Xét nghiệm tìm kháng nguyên bằng phương pháp PCR có thể phát hiện từ lúc chưa xuất hiện ban, khi có triệu chứng lâm sàng đầu tiên như sốt, mệt mỏi, trẻ không chịu chơi hoặc đau mỏi người. - Xét nghiệm tìm biến chứng: cấy máu, xét nghiệm dịch não tủy,…
|
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!