Các tin tức tại MEDlatec

Bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy hiểm hay không?

Ngày 20/05/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Một trong số những căn bệnh thường gặp ở người trưởng thành đó là viêm phế quản mãn tính. Chúng được đánh giá là bệnh hô hấp đặc biệt nghiêm trọng, vì thế người bệnh không nên chủ quan. Nếu không, họ sẽ chịu nhiều biến chứng nguy hiểm, ví dụ như: lao phổi hoặc ung thư phế quản. Để biết rõ hơn về mức độ nghiêm trọng, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ về bệnh nhé!

1. Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản mãn tính

Có lẽ đây là căn bệnh rất phổ biến có liên quan đến hệ hô hấp, trong đó nhiệm vụ chính của phế quản chính là cung cấp không khí cho phổi. Nếu như bạn mắc bệnh, tình trạng viêm mạn tính của niêm mạc phế quản do kích ứng (thuốc lá, ô nhiễm), dị ứng (hen suyễn) hoặc nhiễm trùng (lặp đi lặp lại viêm phế quản cấp). Nó có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Bệnh viêm phế quản mãn tính rất nguy điểm đối với sức khỏe.

Căn bệnh này sẽ có những đợt cấp viêm phế quản mạn (triệu chứng rầm rộ, viêm phế quản điển hình). Người mắc bệnh mãn tính chịu rất nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, bởi vì biểu hiện của bệnh xảy ra liên tục và kéo dài. Khi đó, ống phế quản của người bệnh bị viêm và họ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng.

Các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không nên chủ quan, coi thường tình trạng sức khỏe mà hãy đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

2. Tác nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính

Chắc hẳn, rất nhiều người thắc mắc không biết tình trạng bệnh mãn tính hình thành vì những tác nhân nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Thông thường, sau khi bị bệnh viêm phế quản cấp tính một thời gian mà người bệnh không điều trị, tình trạng bệnh chuyển biến xấu và bước sang giai đoạn mãn tính. Hoặc bệnh tái phát quá nhiều lần khiến bạn mắc bệnh viêm phế quản giai đoạn mãn tính.

2.1. Người thường xuyên hút thuốc lá

Khói thuốc lá là một trong những tác nhân chính gây bệnh.

Một trong những đối tượng chính có nguy cơ mắc bệnh rất cao đó là những người nghiện thuốc lá. Không thể phủ nhận rằng, khói thuốc lá vô cùng độc hại đối với sức khỏe của mỗi chúng ta, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phế quản và phổi.

Ngoài ra, những người thường xuyên hít phải khói thuốc lá cũng có thể mắc bệnh. Đó là lý do vì sao thuốc lá không được khuyến khích sử dụng, đặc biệt bà bầu, trẻ nhỏ và người lớn tuổi phải hạn chế tiếp xúc với khói thuốc để bảo vệ sức khỏe.

2.2. Do tiếp xúc với môi trường ô nhiễm

Nếu như bạn là người phải tiếp xúc nhiều với các chất kích thích phổi thì khả năng bạn sẽ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Đó có thể là các công nhân xây dựng, công nhân làm việc ở mỏ than, người phải tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất và vải dệt.

Vì đặc thù của công việc cho nên chúng ta cần sử dụng các biện pháp để tự bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh. Cách tốt nhất đó là bạn nên sử dụng đồ bảo hộ đạt chất lượng tốt trong quá trình lao động.

2.3. Do sức đề kháng không tốt

Trên thực tế, có rất nhiều người bị bệnh viêm phế quản cấp tính nhiều lần hoặc điều trị không dứt điểm cho nên bệnh tiến triển phức tạp hơn, bước sang giai đoạn mãn tính. Nguyên nhân chính khiến bệnh tái phát lại quá nhiều lần đó là vì sức đề kháng của họ không tốt, không đủ sức chống chọi các tác nhân gây bệnh.

Những người có sức đề kháng yếu đó là trẻ nhỏ và người cao tuổi, đây là đối tượng cần chăm sóc đặc biệt để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Sau khi bị viêm phế quản nhiều lần, bạn có nguy cơ mắc bệnh mãn tính.

Ngoài những lý do kể trên, những người hay gặp hiện tượng trào ngược dạ dày rất hay bị bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu bạn hay bị trào ngược dạ dày và ợ nóng thì nên đi khám bác sĩ sớm, tránh để bệnh phát triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

3. Bệnh viêm phế quản có thực sự nguy hiểm hay không?

Khi đã mắc bệnh ở giai đoạn mãn tính, người bệnh không nên chủ quan và coi thường, nhất là những người bị bệnh ác tính. Các bác sĩ đánh giá, đây là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất nguy hiểm.

Nếu không điều trị dứt điểm, bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Thông thường, bệnh có thể kéo dài trong khoảng 3 - 20 năm tùy từng bệnh nhân khác nhau. Người bệnh nên đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế nguy cơ bị biến chứng.

Trong đó, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy hô hấp là những biến chứng mà người bị viêm phế quản mãn tính thường xuyên gặp phải. Khi đó, việc điều trị dứt điểm bệnh gặp khá nhiều khó khăn vì khả năng hô hấp của bệnh nhân suy giảm do có quá nhiều đờm trong họng.

Nghiêm trọng hơn, các bạn có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, ung thư phế quản hoặc lao phổi. Đây là những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mắc bệnh.

4. Những lưu ý dành cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính

Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, để hạn chế sự phát triển của bệnh, chúng ta cũng cần chủ ý một số vấn đề.

Bởi vì người bệnh rất nhạy cảm với không khí ô nhiễm và các chất kích thích phổi cho nên bạn hãy sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường. Đây là cách đơn giản giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình, ngăn chặn các vi khuẩn và sự tấn công của không khí ô nhiễm.

Sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường là cách đơn giản để bạn bảo vệ mình.

Bên cạnh đó, chúng ta nên chủ động tránh tiếp xúc với khói thuốc lá và chất kích thích phổi. Nếu bạn là người nghiện thuốc là thì hãy cố gắng giảm tần suất sử dụng và bỏ hẳn, điều này vừa tốt cho sức khỏe của chính mình, vừa bảo vệ những người xung quanh.

Như vậy, chúng ta không thể coi thường bệnh viêm phế quản mãn tính, nếu không điều trị sớm, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Ngoài ra, bạn đừng quên bảo vệ sức khỏe bản thân bằng cách sử dụng khẩu trang khi đi ngoài đường, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, chất kích thích phổi nhé!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.