Các tin tức tại MEDlatec
Bệnh zona thần kinh có tái phát không và các vấn đề liên quan
1. Bệnh zona thần kinh có tái phát không?
Để trả lời cho thắc mắc này, trước hết cần hiểu rõ zona thần kinh cũng gây ra bởi virus Varicella-zoster nhưng không phải là bệnh thủy đậu. Bản thân người bệnh thủy đậu hay nhiễm virus Varicella-zoster này dù đã khỏi bệnh hay không có triệu chứng song virus vẫn sống trong các tế bào thần kinh tủy sống.
Virus gây bệnh zona có thể bị tái kích hoạt
Chúng bị hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể ức chế nên không thể phát bệnh. Tuy nhiên khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh hay khi bệnh nhân lớn tuổi, virus này sẽ hoạt động trở lại song không gây thủy đậu mà dẫn tới Bệnh zona thần kinh.
Các virus này di chuyển và gây hại dọc theo dây thần kinh tủy sống ra da, gây tình trạng viêm hoại tử xuất huyết. Vì thế bệnh nhân xuất hiện cảm giác đau đớn, nóng rát, vùng da ảnh hưởng trực tiếp bị bỏng rộp, xuất hiện bọng nước. Đôi khi hạch ngoại biên vùng lân cận cũng bị sưng to do hoạt động của virus.
Cả trong trường hợp mắc bệnh lần đầu tiên lẫn tái phát, zona thần kinh thường tự khỏi sau 1 - 3 tuần. Chỉ trong trường hợp bội nhiễm, bệnh sẽ kéo dài hơn, hơn nữa vùng da tổn thương thường để lại sẹo vĩnh viễn cho người bệnh. Biến chứng đau nhức sau zona thần kinh cũng thường gặp, kéo dài 1 - 3 tháng phổ biến ở người cao tuổi. Dấu hiệu bệnh sắp khỏi là khi các mụn nước tập hợp thành bọng nước lớn, hóa đục dần rồi vỡ ra, khô lại và đóng vảy.
Tỷ lệ tái phát zona thần kinh khá thấp
Hầu hết bệnh nhân zona thần kinh không bị tái phát trở lại song vẫn có những người bệnh mắc zona đến 2 - 3 lần. Dù chưa có thống kê chính xác tỉ lệ tái phát zona thần kinh song nguyên nhân được xác định do virus cư trú trong tế bào thần kinh và phát bệnh khi cơ thể suy yếu.
Càng lớn tuổi hoặc mắc bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch, zona thần kinh có nguy cơ tái phát cao hơn. Khi tái phát, vùng da bị ảnh hưởng phổ biến nhất là vùng thân hoặc mặt. Triệu chứng bệnh khi tái phát giống với zona thần kinh thông thường, điển hình là các dấu phát ban phồng rộp xuất hiện ở 1 số bộ phận của cơ thể như: Da mặt, da lưng, da cổ, da tay chân,…
Bên cạnh đó, zona thần kinh tái phát cũng gây một số triệu chứng kèm theo như: Ớn lạnh, sốt, đau đầu, ngứa ran hoặc đau buốt trước khi phát ban một vài ngày.
2. Điều trị zona thần kinh tái phát thế nào?
Khi phát hiện những dấu hiệu nghi zona thần kinh tái phát, bệnh nhân nên sớm đến gặp bác sĩ để được thăm khám điều trị. Bởi việc bệnh tái phát cho thấy sức đề kháng cơ thể yếu, bệnh dễ gây những biến chứng ảnh hưởng đến thính giác, thị giác, thậm chí là mù lòa. Ngoài ra, bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu lại không thể tiêm phòng ngừa virus nên điều trị sớm và tích cực là cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh zona thần kinh.
Sử dụng thuốc kháng virus có thể ngăn ngừa zona tái phát
Với trường hợp mắc zona thần kinh, sử dụng thuốc kháng virus sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tái phát. Các loại thuốc thường được chỉ định như Valacyclovir, Famciclovir, Aciclovir,...
3. Cách điều trị khi bệnh zona tái phát
Với những trường hợp đầu tiên mắc bệnh bệnh zona, thuốc kháng virus có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát như: Acyclovir; Valacyclovir; Famciclovir. Bác sĩ thường chỉ chỉ định sử dụng thuốc ngừa tái phát với trường hợp bệnh nhân sức khỏe yếu, hệ miễn dịch kém có nguy cơ cao.
Với các vết ngứa, loét, mụn nước do zona thần kinh, có thể sử dụng thuốc dạng kem bôi ngoài da.
Sử dụng thuốc điều trị zona thần kinh tái phát hiệu quả nhất khi áp dụng sớm và đúng theo chỉ dẫn bác sĩ. Bệnh nhân sẽ được theo dõi điều trị và phòng ngừa các biến chứng có thể gặp phải.
4. Làm gì để ngăn ngừa zona thần kinh tái phát?
Những đối tượng có nguy cơ tái phát bệnh zona cao gồm:
- Người mắc zona thần kinh lần đầu khi trên 50 tuổi.
- Người bị đau do zona thần kinh kéo dài trên 30 ngày, còn gọi là chứng đau thần kinh sau Herpetic.
- Người có hệ miễn dịch yếu do mắc bệnh bạch hầu, HIV, ung thư hạch, dùng thuốc điều trị ức chế hệ miễn dịch.
Tiêm phòng vaccine thủy đậu giúp ngăn ngừa zona tái phát hiệu quả
Để ngăn ngừa zona thần kinh tái phát, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm phòng vaccine, giúp ngăn ngừa đến 90% nguy cơ mắc bệnh và biến chứng có thể gặp phải. Ngay cả sau khi đã mắc bệnh zona thần kinh, tiêm phòng vaccine vẫn đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái phát tốt. Loại vaccine được sử dụng phổ biến hiện nay là vaccine Shingrix.
Tuy nhiên việc tiêm phòng không phù hợp với các đối tượng sau đây:
- Người có tiền sử dị ứng với vaccine.
- Bệnh nhân vừa khỏi bệnh zona thần kinh hoặc thủy đậu.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người có hệ miễn dịch yếu.
Những người không thể tiêm phòng vaccine ngừa zona thần kinh tái phát cần được theo dõi sức khỏe, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch bằng cách tập thể dục đều đặn, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý.
Tập thể dục giúp tăng cường hệ miễn dịch để phòng chống bệnh zona
Như vậy qua bài viết này, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc bệnh zona thần kinh có tái phát không và cách điều trị, phòng ngừa bệnh. Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị, tránh các biến chứng đáng tiếc.
Để đăng ký khám, tư vấn sức khỏe và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý khách hàng có thể liên hệ Hệ thống bệnh viện trên toàn quốc hoặc qua hotline 1900 56 56 56. MEDLATEC luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/7.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!