Các tin tức tại MEDlatec
Bị nhiễm HP có quan hệ được không? Tìm hiểu thông tin được các cặp đôi quan tâm
- 02/01/2023 | HP dạ dày và những biến chứng nguy hiểm
- 01/04/2024 | Test HP dạ dày tại nhà có được không? Cách thức thực hiện xét nghiệm HP tại nhà
- 13/02/2025 | Người bị vi khuẩn HP không nên ăn gì? Những thực phẩm nên tránh tuyệt đối
1. Vi khuẩn HP và những con đường lây truyền
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) sống ký sinh trong lớp niêm mạc dạ dày, có dạng hình xoắn hoặc hơi cong dạng sừng bò hoặc như hình chữ U, C, kích thước 0,5µm x 3-5µm. Chúng là thủ phạm chính gây ra nhiều bệnh lý dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người
Những con đường lây nhiễm vi khuẩn HP phổ biến bao gồm:
Qua đường miệng - miệng
Đây là cách lây truyền phổ biến nhất. Vi khuẩn HP có thể lây lan khi:
- Sử dụng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát ăn cơm.... Nếu người bệnh có nồng độ vi khuẩn và tần suất dùng chung đồ cao sẽ khiến nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng lên;
- Hôn là hành động tạo điều kiện cho vi khuẩn HP có cơ hội xâm nhập vào cơ thể người lành qua niêm mạc miệng;
- Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong nước bọt, dịch dạ dày của người nhiễm bệnh. Do đó, qua đường ăn uống vi khuẩn cũng có thể dễ dàng lây truyền.
Vi khuẩn HP sống ký sinh trong lớp niêm mạc dạ dày, có dạng hình xoắn hoặc hơi cong
Qua đường phân - miệng:
Vi khuẩn HP có thể tồn tại trong phân của người bệnh. Nếu không vệ sinh tay kỹ sau khi đi vệ sinh hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm phân, bạn có thể bị nhiễm bệnh.
Qua các vật dụng bị ô nhiễm:
Vi khuẩn HP có thể bám trên các bề mặt như tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ nhà bếp... Hành động đưa tay lên miệng sau khi vô tình tiếp xúc với những đồ vật này khiến nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao.
Ngoài những yếu tố nêu trên, một số yếu tố nguy cơ dưới đây làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn HP:
- Sống trong môi trường ô nhiễm: Nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh;
- Vệ sinh cá nhân kém: Không rửa tay thường xuyên, dùng chung đồ dùng cá nhân;
- Điều kiện sống đông đúc: Tăng khả năng tiếp xúc với người bệnh.
2. Bị nhiễm HP có quan hệ được không?
Trên thực tế, vi khuẩn HP chủ yếu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày, chứ không trực tiếp tác động đến khả năng sinh lý. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh như đau bụng, ợ chua, khó tiêu có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tình dục, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến ham muốn tình dục.
Những điều cần lưu ý khi quan hệ tình dục khi bị nhiễm HP:
- Nếu đang trong giai đoạn bệnh cấp tính, các cơn đau bụng có thể gây khó chịu khi quan hệ;
- Các triệu chứng của bệnh và việc sử dụng một số loại thuốc có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, giảm ham muốn. Hãy chia sẻ với bạn tình một cách thẳng thắn về vấn đề này để có sự thấu hiểu;
- Quá trình vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục một cách sạch sẽ là yêu cầu đặt ra để hạn chế khả năng lây nhiễm.
Bị nhiễm HP có quan hệ được không là thắc mắc của nhiều cặp đôi
3. Vi khuẩn HP được điều trị bằng cách nào?
Phương pháp điều trị chính cho vi khuẩn HP là dùng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc này sẽ tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Tuy nhiên, đa phần các phác đồ đều có sự kết hợp của nhiều loại thuốc để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc và tiêu diệt vi khuẩn HP một cách triệt để.
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP bao gồm:
Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP với liệu pháp 3 thuốc:
Phác đồ điều trị này gồm 3 loại thuốc khác nhau, đó là: Kháng sinh, thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton (PPI) và Amoxicillin. Điều trị trong khoảng thời gian từ 10 - 14 ngày.
Phác đồ thuốc điều trị vi khuẩn HP với liệu pháp 4 thuốc:
Phác đồ này bao gồm 4 loại thuốc bao gồm PPI, tetracycline, bismuth, metronidazol, cần áp dụng trong khoảng từ 10 - 14 ngày.
Phác đồ điều trị HP nối tiếp:
- 5 ngày đầu tiên: Dùng kháng sinh Amoxicillin (2g/ ngày) + PPI (2 lần/ ngày);
- 5 ngày tiếp theo: Sử dụng Tinidazole 500mg/2 viên/ngày + PPI 2 lần/ngày + Clarithromycin 500mg/2 viên/ngày.
Phác điều trị với liệu pháp 3 thuốc có chứa Levofloxacin
Phác đồ điều trị vi khuẩn HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin, áp dụng trong 10 ngày, được sử dụng khi các phương pháp trước đó không mang lại hiệu quả.
Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị vi khuẩn HP phổ biến và hiệu quả
Một số lưu ý trong quá trình điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc bạn đọc nên lưu ý bao gồm:
- Thời gian điều trị: Thông thường kéo dài từ 7-14 ngày, tùy thuộc vào phác đồ điều trị và tình trạng bệnh;
- Tuân thủ phác đồ điều trị: Dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, không tự ý ngưng thuốc giữa chừng;
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thức ăn cay nóng, đồ uống có ga, rượu bia. Ăn nhiều rau xanh, trái cây.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị vi khuẩn HP bạn đọc có thể tham khảo dùng một số loại thảo dược như sau:
- Nghệ: Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn mạnh, giúp làm lành vết loét và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP;
- Tỏi: Allicin trong tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP và các vi khuẩn gây hại khác trong dạ dày;
- Gừng: Gừng giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện tiêu hóa;
- Mật ong: Mật ong Manuka có đặc tính kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn HP;
- Trà xanh: Các chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP.
Một số loại thảo dược có thể được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP
Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp nêu trên chưa được chứng minh rõ ràng và không nên thay thế điều trị bằng thuốc. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước và trong quá trình áp dụng.
Những thông tin được trình bày trên đây hy vọng giúp bạn đọc hiểu rõ được thắc mắc bị nhiễm HP có quan hệ được không cùng những lưu ý quan trọng về con đường lây truyền và phương pháp điều trị.
Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn về vi khuẩn HP nói riêng và bệnh lý đường Tiêu hóa nói chung hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!