Tin tức

HP dạ dày và những biến chứng nguy hiểm

Ngày 02/01/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh HP dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Đáng lo ngại hơn khi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe qua nhiều con đường khác nhau. 

1. Biến chứng do bệnh HP dạ dày

Vi khuẩn HP tiết ra Urease làm trung hòa axit trong dạ dày. Đó chính là lý do vì sao chúng có thể tồn tại trong dạ dày và gây bệnh HP dạ dày.

Khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày

Khuẩn HP có thể tồn tại trong dạ dày

Vi khuẩn HP thường không gây hại cho dạ dày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, nó sẽ gây ra những vấn đề như sau:

+ Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Tình trạng viêm có thể xảy ra ở một phần niêm mạc dạ dày hoặc cũng có thể lan rộng ra toàn bộ vùng niêm mạc của dạ dày. Để bệnh lâu ngày chính là nguyên nhân khiến bệnh chuyển sang viêm mạn tính. 

+ Với những trường hợp bệnh nhân mắc viêm dạ dày mạn tính, người bệnh có thể gặp phải 1 trong 2 trường hợp dưới đây: 

  • Viêm teo ở vùng hang vị dạ dày: Tình trạng này sẽ tăng bài tiết axit và gây ra loét hành tá tràng. 

  • Viêm teo lan rộng lên vùng thân vị dạ dày: Trong những trường hợp nặng có thể gây ra viêm toàn bộ dạ dày và người bệnh phải đối mặt với tình trạng loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày. 

- Những trường hợp bị loét dạ dày không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời, có thể dẫn đến tái phát bệnh liên tục và có nguy cơ cao dẫn đến thủng dạ dày. Đối với các trường hợp loét dạ dày có nhiễm HP thì vi khuẩn này có thể tấn công vùng tổn thương, gây biến đổi cấu trúc tế bào hình thành nên các tế bào ung thư trong dạ dày.

- Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh cũng luôn mệt mỏi với tình trạng đau hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, luôn có cảm giác đầy bụng, tức bụng, ăn nhanh no, ậm ạch sau bữa ăn,… Sau khoảng 30 phút đến 2 giờ sau ăn, những triệu chứng này sẽ được cải thiện đáng kể. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng khác như thường xuyên đau nửa đầu, giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên nhân, mắc bệnh mạch vành,…

2. HP dạ dày lây qua những đường nào?

- Bệnh HP dạ dày có khả năng lây nhiễm qua những con đường sau: 

+ Đường miệng - miệng: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong một khoảng cách rất gần thì khuẩn HP có thể theo đường nước bọt của người bệnh lây sang cho những người khỏe mạnh. Chính vì thế, có người thân nhiễm khuẩn HP thì bạn cũng có nguy cơ lây nhiễm cao do thời gian tiếp xúc nhiều và thường tiếp xúc trong khoảng cách gần. Hơn nữa, việc ăn chung, dùng chung bát đũa hay một số vật dụng cá nhân khác cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP dạ dày. 

Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm bệnh

Thường xuyên rửa tay để phòng ngừa lây nhiễm bệnh

+ Đường phân - miệng: Sau khi ra khỏi cơ thể người bệnh bằng đường phân, HP vẫn có thể sống sót và vẫn có thể gây bệnh. Chính vì thế, mỗi chúng ta nên tuân thủ quy tắc rửa tay thường xuyên để sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần tránh ăn đồ tái sống để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

+ Một số con đường lây nhiễm khác: Lây nhiễm trong quá trình nội soi dạ dày, thăm khám tai mũi họng hoặc không đảm bảo vệ sinh dụng cụ nha khoa. Chính vì thế, bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo tiệt trùng trong quá trình thăm khám bệnh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP.

3. Cần làm gì để biết mình có mắc HP dạ dày hay không?

Bạn cần hiểu rằng, khi xâm nhập vào dạ dày, khuẩn HP dạ dày thường không gây ra những biểu hiện bất thường. Vì thế rất khó để có thể khẳng định tình trạng nhiễm khuẩn HP thông qua triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp có thể xuất hiện những biểu hiện như đau vùng thượng vị, tiêu chảy, táo bón, thường xuyên đầy bụng, bạn nên đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 

Để nhận biết chính xác sự tồn tài của khuẩn HP, có thể lựa chọn các phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

Nội soi chẩn đoán bệnh

Nội soi chẩn đoán bệnh

+ Nội soi dạ dày tá tràng: Phương pháp xâm lấn này có thể gây ra một số rủi ro nhất định nhưng lại có thể chẩn đoán chính xác được mức độ tổn thương bên trong dạ dày. Hơn nữa, trong quá trình nội soi, các bác sĩ có thể kết hợp lấy mẫu mô để sinh thiết hay nuôi cấy vi khuẩn, phục vụ cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày và lên phác đồ điều trị bệnh bằng kháng sinh. 

+ Ngoài ra, có thể áp dụng một số phương pháp chẩn đoán bệnh khác như test hơi thở, tìm khuẩn HP trong phân, tìm kháng thể HP trong máu(tuy nhiên ít được áp dụng),…

4. Cách điều trị HP dạ dày phổ biến và hiệu quả

Những đối tượng được chỉ định điều trị khuẩn HP có thể kể đến như tình trạng loét dạ dày tá tràng, người bệnh bị thiếu máu, giảm tiểu cầu hoặc các trường hợp đã được điều trị ung thư dạ dày. 

Trong những trường hợp người bệnh có polyp dạ dày, bị viêm teo niêm mạc dạ dày hoặc trong gia đình có người từng mắc ung thư dạ dày nên thực hiện điều trị dự phòng ung thư dạ dày. 

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ

Dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh theo đơn của bác sĩ

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn kháng khá nhiều thuốc kháng sinh. Vì vậy, để điều trị HP dạ dày thì bác sĩ cần kê đơn theo phác đồ phối hợp nhiều loại kháng sinh cùng thuốc giảm tiết acid dạ dày. Để đạt được hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Người bệnh cũng cần lưu ý, trong quá trình điều trị, có thể gặp phải một số tác dụng phụ như phân đen, mất vị giác hay tiêu chảy,…Ngoài ra cần kết hợp với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. 

Nếu bạn đang phân vân về một địa chỉ thăm khám và điều trị bệnh HP và một số vấn đề về đường tiêu hóa khác, thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là gợi ý đáng tin cậy dành cho bạn. Ưu thế vượt trội của MEDLATEC là đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy móc hiện đại. Do đó, đảm bảo mang đến những kết quả xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác nhất. 

Để được đặt lịch khám sớm, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.  

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.