Các tin tức tại MEDlatec

Bị tê chân phải làm sao? Có nên sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng?

Ngày 29/01/2021
Tham vấn y khoa: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Mỗi cơ thể người đều có những giai đoạn không “bình thường” nhất, một trong số đó ta phải kể đến hiện tượng chân bị tê. Hiện tượng này được bắt gặp khá phổ biến ở bất kỳ đối tượng nào và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, vậy khi bị tê chân phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

1. Nguyên nhân bị tê chân? Bị tê chân là dấu hiệu bệnh gì?

Thông thường tình trạng bị tê chân là do vấn đề về sinh lý như: ngồi hoặc đứng một tư thế quá lâu dẫn đến việc lưu thông máu bị cản trở, nằm ngủ sai tư thế (đè nằm co quắp, chân bị đè, trở mình,...), thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi,... Tình trạng chân bị tê có thể mất dần khi người bệnh phát hiện ra và thay đổi tư thế và hầu như không ảnh hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe mỗi chúng ta.

Một số nguyên nhân gây ra biểu hiện chân bị tê khác có thể đến từ:

  • Các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa đốt sống cổ, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, viêm thấp khớp,... các vấn đề về xương khớp gây tác động mạnh tới các dây thần kinh, hệ thống tĩnh mạch khiến các bộ phận tiếp xúc gần với phần xương khớp bị ảnh hưởng nặng, cụ thể là chân tay.

Người bị các bệnh về xương khớp thường hay bị tê chân

  • Các căn bệnh ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa. Chân tay bị tê là một trong những triệu chứng điển hình của những bệnh lý rối loạn đường huyết (bệnh đái tháo đường), rối loạn chuyển hóa lipid trong máu hay bệnh béo phì,...

  • Các bệnh về tim mạch: chính bởi nguyên nhân máu không được lưu thông đều tới các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là những vùng xa tim như các chi. Một số bệnh về tim mạch điển hình như suy tim, van tim hẹp,...

  • Phụ nữ đang mang thai cũng thường xuyên bị tê chân, đặc biệt tê chân nhiều về đêm. Bởi vì trong quá trình mang thai, các hoocmon trong cơ thể người mẹ sẽ bị thay đổi, các quá trình lưu thông máu cũng bị ảnh hưởng, các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ gây ra nhiều biến chứng gây khó chịu cho người mẹ, trong đó có triệu chứng tê bì chân tay.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này và đôi lúc đến từ các bệnh lý khá nghiêm trọng. Vậy khi bị tê chân phải làm sao để chữa trị kịp thời, tránh gặp phải các hậu quả không mong muốn về sau.

2. Dùng thuốc để điều trị tình trạng tê chân?

Tình trạng tê chân có thể chỉ xuất hiện trong chốc lát rồi mất đi ngay và không làm ảnh hưởng nhiều tới tình hình sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp người bệnh bị tê chân nặng và liên tục khiến cho chất lượng cuộc sống gặp trở ngại nhiều.

Có rất nhiều phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng tê chân được các chuyên gia y tế khuyến cáo như:

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao (đặc biệt là việc đi bộ) sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

  • Bổ sung hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường tiếp nạp thức ăn chứa nhiều nhóm vitamin B, canxi, kali,...

  • Nếu người bệnh có tiền sử bị tê chân nhiều thì nên mát xa chân hàng ngày, tập xoay cổ chân, các ngón chân và đồng thời cũng nên ngâm chân với nước ấm nóng trước khi ngủ.

Người bệnh bị tê chân phải làm sao? có nên dùng thuốc để chữa trị hay không? Tất nhiên, bất kì triệu chứng nào có tác động không tốt tới sức khỏe cũng như các sinh hoạt cá nhân thì đều có thể dùng thuốc để khắc phục. Tuy vậy, bệnh nhân tuyệt đối không tùy tiện sử dụng thuốc chống viêm, chống tê chân khi chưa được bác sĩ chỉ định. Dưới đây là một số loại thuốc đã được kiểm chứng là an toàn cho người bệnh:

  • Vindermen Plus: giúp tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ thần kinh,...

  • DHA Canxibone Plus: có tác dụng bổ sung canxi để tránh các bệnh về xương khớp, thuốc đặc biệt được tin dùng nhiều cho trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

  • Một số loại thuốc kháng viêm chống tê chân như: Ibuprofen, Bonlutin, Paracetamol, Arcoxia,...

Chăm chỉ tập luyện thể dục, thể thao sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bị tê chân

3. Bị tê chân có cần kiêng gì không?

Biểu hiện tê chân ở bất kỳ thời điểm nào cũng sẽ tạo ra những sự bất tiện cho việc sinh hoạt của mỗi người. Nửa đêm ngủ bỗng bị tê chân gây mất ngủ, đang ngồi làm việc thì bị tê chân khiến bạn mất tập trung trong công việc, đứng quá lâu một tư thế để xếp hàng cũng có thể khiến bạn bị tê chân mà không bước đi nổi,...

Vậy khi một người bị tê chân phải làm sao? Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng chống, điều trị thì người bệnh có cần kiêng gì hay không?

Hầu hết việc cung cấp các loại thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng vào cơ thể đều mang lại một sức khỏe tốt, nhưng cũng sẽ có những đồ ăn nên được người bệnh hạn chế trong tình trạng đang có bệnh. Ví dụ người bệnh xương khớp hay bị tê chân nên hạn chế ăn đồ chứa nhiều dầu mỡ động vật, các loại đồ uống có cồn hay các chất kích thích dễ gây hại cho bệnh tình. Những người mắc bệnh đái tháo đường có xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay thì phải hạn chế tối đa hàm lượng đồ ngọt vào cơ thể.

Uống rượu bia có thể khiến tình trạng bệnh nhân bị tê chân nhiều hơn

Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng nên tìm hiểu và điều chỉnh sao cho các tư thế đứng, ngồi hay ngủ thật khoa học để tránh hiện tượng các mạch máu ở chân bị chèn ép nhiều. Các môn thể thao mạo hiểm, các hoạt động có tác động mạnh đến chân cũng phải được tìm hiểu kỹ xem tình hình sức khỏe của bệnh nhân có đáp ứng để tham gia hay không. Tuyệt đối không lạm dụng các loại thuốc điều trị bệnh, tránh nguy cơ biến chứng hoặc tác dụng phụ.

Bệnh viện MEDLATEC có 3 cơ sở y tế uy tín tại Hà Nội, và tất cả các cơ sở đều có đội ngũ các y bác sĩ được đào tạo với chuyên môn cao, cơ sở hạ tầng và các thiết bị y tế hiện đại đạt chuẩn quốc tế,... và có thể nói MEDLATEC là một trong những bệnh viện có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam. Chỉ cần nhấc máy lên và gọi đến số hotline 1900565656 của viện, quý bạn đọc có thể lập tức đặt được lịch khám bệnh tại cơ sở gần nhất để được giải đáp thêm các thắc mắc về bệnh tình từ các bác sĩ chuyên khoa.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.