Các tin tức tại MEDlatec

Bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không và mẹ bầu cần chú ý gì về chế độ ăn?

Ngày 08/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Phạm Thị Nhi
Điều chỉnh chế độ ăn uống là phần không thể thiếu trong mục tiêu kiểm soát đường huyết của mẹ bầu. Cũng chính vì lý do này mà không ít mẹ bầu quan tâm tìm hiểu “bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không”? Câu trả lời là có thể uống nhưng cần kiểm soát với lượng hợp lý để tránh tăng đường huyết, gây ảnh hưởng không tốt đến mẹ và thai nhi.

1. Tiểu đường thai kỳ là như thế nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cơ thể thai phụ bị rối loạn dung nạp đường huyết, thường được phát hiện ở tuần thai thứ 24 – 28. Nguyên nhân chủ yếu là do sự đề kháng insulin tăng lên trong thai kỳ, trong khi cơ thể người mẹ không sản xuất đủ insulin để bù lại, dẫn đến tăng đường huyết.

Nếu tiểu đường thai kỳ không được kiểm soát tốt, có thể khiến mẹ bầu và thai nhi gặp nhiều biến chứng như: sinh con to, tiền sản giật, sinh non, mắc tiểu đường type 2 sau sinh,... 

2. Bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không? Khi nào không nên dùng?

2.1. Có thể uống nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ không?

Nước dừa là thức uống ngọt mát và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, kiểm soát chế độ ăn đóng vai trò then chốt trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Cũng vì thế mà mẹ bầu rất quan tâm tìm hiểu: “tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không”. 

Trong nước dừa có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như: đường tự nhiên, kali, natri, magie, vitamin B và C, chất chống oxy hóa,... Trung bình, 100ml nước dừa chứa khoảng 3 - 4g carbohydrate, vì thế, nếu uống 1 - 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 - 150ml, mẹ bầu bị Tiểu đường thai kỳ vẫn uống được nước dừa.

Tuy nhiên, khả năng dung nạp nước dừa ở mỗi mẹ bầu không giống nhau, vì thế, khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu uống nước dừa cần lưu ý:

  • Không uống vào buổi sáng sớm khi bụng đói hoặc sau bữa ăn có nhiều tinh bột để tránh làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Uống nước dừa tươi nguyên chất không pha thêm đường.
  • Theo dõi đường huyết sau ăn 1 giờ để kiểm tra nguy cơ tăng đường huyết và kịp thời điều chỉnh.

Nước dừa tươi giúp cân bằng điện giải cho cơ thể mẹ bầu

2.2. Lợi ích của nước dừa đối với mẹ bầu

Như đã nói ở trên về vấn đề “tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không”, nếu dùng với hàm lượng hợp lý, nước dừa vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu như:

2.2.1. Bổ sung nước và điện giải tự nhiên

Trong thai kỳ, mẹ bầu thường bị đổ mồ hôi nhiều, dễ bị chuột rút hoặc cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Các thành phần điện giải trong nước dừa như kali, magie, natri,... giúp:

  • Ổn định huyết áp.
  • Bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.
  • Hạn chế nguy cơ bị chuột rút ở chân trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ.

2.2.2. Hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón nhẹ

Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, chế độ ăn quá giàu đạm và chất xơ có thể gây đầy bụng. Nước dừa có tính mát, vị ngọt dịu nhẹ, chứa nhiều nước và điện giải như kali, magie... giúp làm dịu hệ tiêu hóa, có thể gián tiếp hỗ trợ nhu động ruột, từ đó giúp giảm nhẹ táo bón.

2.2.3. Tăng cường đề kháng tự nhiên

Nước dừa cung cấp các vitamin C, B1, B3, B6, các chất chống oxy hóa tự nhiên. Những dưỡng chất này có thể góp phần hỗ trợ miễn dịch trong giai đoạn mang thai để mẹ bầu giảm nguy cơ mắc bệnh lý do virus, vi khuẩn.

2.2.4. Thanh nhiệt cơ thể, cải thiện độ ẩm cho da

Với tính chất thanh mát, nước dừa vừa giúp giải nhiệt, phòng ngừa nóng trong vừa làm giảm tình trạng nổi mụn, khô hoặc xỉn màu da.

2.3. Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi nào nên dừng uống nước dừa?

Mặc dù câu trả lời cho câu hỏi bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không là có thể uống bình thường; nhưng nếu những dấu hiệu sau thì mẹ bầu nên dừng uống nước dừa:

  • Đường huyết tăng cao trên mức khuyến cáo của bác sĩ sau uống nước dừa.
  • Sau khi uống nước dừa có cảm giác khó tiêu, đầy bụng.
  • Bị rối loạn tiêu hóa hoặc đang điều trị các biến chứng tiểu đường thai kỳ như tiền sản giật, đa ối, nhiễm trùng niệu,...

Mẹ bầu cần dừng uống nước dừa nếu phát hiện chỉ số đường huyết tăng sau khi uống

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì về chế độ ăn khi bị tiểu đường thai kỳ?

Bên cạnh câu hỏi “tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không", mẹ bầu cũng nên lưu tâm đến một số vấn đề về chế độ ăn như:

  • Chia nhỏ thành 6 bữa/ngày với 3 bữa chính và 3 bữa phụ, không ăn quá no và cũng không để quá đói nhằm tránh làm biến động đường huyết.
  • Hạn chế tinh bột hấp thu nhanh như bún, phở, mì gói, bánh mì trắng, cơm trắng,... và thay thế bằng yến mạch, khoai lang, bánh mì nguyên cám, gạo lứt,...
  • Tăng cường rau xanh giàu chất xơ để làm chậm hấp thu đường và tạo cảm giác no lâu, ưu tiên rau luộc, hấp và hạn chế ăn rau xào nhiều dầu.
  • Chọn đạm nạc như thịt gà, cá, đậu phụ, trứng,... và chất béo tốt như dầu oliu, dầu mè, hạt óc chó, quả bơ,...
  • Chọn ăn trái cây có chỉ số đường huyết thấp như thanh long, kiwi, lê, táo, bưởi,... và hạn chế ăn trái cây có chỉ số đường huyết cao như: chuối, nho, xoài chín, sầu riêng, mít,... Trái cây cần ăn vào bữa phụ và hạn chế uống nước ép.

4. Giải đáp một số câu hỏi được mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ quan tâm

  • Có nên uống nước dừa khi vào 3 tháng cuối thai kỳ hay không?

Ở 3 tháng cuối, nếu kiểm soát đường huyết tốt, mẹ bầu vẫn có thể dùng lượng nhỏ nước dừa. Tuy nhiên, tránh lạm dụng vì thai càng lớn, mẹ bầu càng cần kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt hơn.

  • Ngoài nước dừa, mẹ bầu bị tiểu đường nên uống gì?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên uống nước lọc, sữa không đường, nước gạo lứt rang, nước đậu đen rang, trà hoa cúc, trà atiso không đường,... 

Mẹ bầu được bác sĩ giải thích bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không và lưu ý trong chế độ ăn hàng ngày

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không, là có thể uống nhưng phải kiểm soát hàm lượng và theo dõi đường huyết cẩn thận. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, vận động nhẹ nhàng và thăm khám đúng các mốc do bác sĩ hẹn trước để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu đang có các dấu hiệu như mệt mỏi, khát nước nhiều, tiểu nhiều, tăng cân bất thường,… mẹ bầu có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được kiểm tra, chẩn đoán tiểu đường thai kỳ và có phương án xử trí phù hợp.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.