Các tin tức tại MEDlatec

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà và những điều cần tránh

Ngày 06/12/2024
Nhiều người bệnh tìm kiếm các cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà vì ít tốn kém, dễ thực hiện mà lại an toàn. Bạn có thể cân nhắc việc thực hiện những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản sau đây và tránh một số thói quen có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Một số cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà

1.1. Nước nha đam – Làm dịu và giảm viêm

Nha đam có tính mát, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm tình trạng kích ứng do axit. Sử dụng nước nha đam có tác dụng làm dịu cảm giác nóng rát khi bị trào ngược và giảm tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa, tuy nhiên, cần tránh dùng nha đam quá nhiều vì có thể gây tiêu chảy.

Sử dụng nước nha đam là một cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà được nhiều người truyền tai nhau

Cách làm:

  • Cắt 1 nhánh nha đam, lấy phần gel bên trong và ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa.
  • Xay nhuyễn gel với 200ml nước, có thể thêm 1 chút mật ong để dễ uống.
  • Uống 1-2 lần mỗi ngày, tốt nhất vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn.

1.2. Trà cam thảo – Bảo vệ thực quản và giảm viêm

Cam thảo có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc thực quản, hạn chế tình trạng kích ứng. Vì vậy, trà cam thảo có lợi cho người bệnh trào ngược. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng cam thảo nếu người bệnh có bệnh lý nền là cao huyết áp hoặc suy thượng thận.

Cách làm:

  • Sử dụng 1-2 thìa cam thảo khô (hoặc trà túi lọc), hãm với 200ml nước sôi trong 5-10 phút.
  • Nên uống nước trà ấm và thời điểm tốt nhất là uống sau bữa ăn.

1.3. Chuối chín – “Người bạn” của dạ dày

Chuối chín chứa kali và chất xơ, giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm sản xuất axit. Chuối xanh có thể gây đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy, nếu bạn bị bệnh lý về dạ dày thì nên sử dụng chuối chín.

Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà bằng chuối chín có thể gây tác dụng ngược nếu bạn ăn quá nhiều

Cách làm: Ăn 1-2 quả chuối chín mỗi ngày, tốt nhất là sau bữa ăn nhẹ.

1.4. Uống nước ấm pha mật ong

Mật ong có đặc tính kháng viêm và làm dịu thực quản, kết hợp với nước ấm giúp giảm nhanh triệu chứng nóng rát. Nên sử dụng mật ong nguyên chất để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cách làm: Pha 1 thìa mật ong vào 200ml nước ấm, uống vào sáng sớm hoặc trước khi ngủ.

1.5. Nhai kẹo cao su không đường

Việc nhai kẹo cao su giúp kích thích sản xuất nước bọt, hỗ trợ trung hòa axit dạ dày và làm sạch thực quản một cách tự nhiên. Tuy nhiên, thói quen nhai kẹo cao su quá nhiều có thể gây căng thẳng cho cơ hàm do hoạt động nhai liên tục.

Cách làm: Nhai 1 viên kẹo cao su không đường sau bữa ăn khoảng 15 phút.

Những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà này chưa được kiểm chứng về hiệu quả chữa bệnh, chúng chỉ có khả năng làm thuyên giảm triệu chứng trào ngược.

Vì vậy, đối với tình trạng dạ dày thực quản nhẹ, bạn có thể những phương pháp trên để tự khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chuyên sâu, điều trị bệnh sớm, tránh biến chứng về sau.

2. Những điều cần tránh khi chữa trào ngược dạ dày

  • Tránh thực phẩm kích thích axit: Đồ ăn cay (ớt, gia vị mạnh,...), đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thực phẩm chua (cam, chanh, dưa muối,…), đồ uống có caffein (cà phê, trà đen, nước ngọt có ga,...). Những thực phẩm này có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày và thực quản, làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Không nằm ngay sau khi ăn: Sau khi ăn xong, bạn không nên nằm xuống ngay lập tức. Việc nằm sau bữa ăn làm mất tác dụng của trọng lực, khiến axit dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản.
  • Tránh ăn quá no: Khi dạ dày quá đầy, áp lực lên cơ vòng thực quản dưới tăng, dễ gây trào ngược axit.
  • Tránh ăn trước khi đi ngủ: Nếu ăn ngay trước giờ ngủ, dạ dày vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trong khi bạn nằm xuống, làm tăng khả năng trào ngược.
  • Không lạm dụng thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit có thể giảm nhanh triệu chứng trào ngược, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc không đúng cách, chúng có thể làm giảm hiệu quả và gây hại cho dạ dày.
  • Tránh căng thẳng và lo âu: Căng thẳng, lo âu có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và khiến các triệu chứng trào ngược trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Những điều nên làm khi mắc dạ dày

  • Sau khi ăn xong, bạn nên đợi ít nhất 2-3 giờ trước khi nằm hoặc đi ngủ để giảm nguy cơ trào ngược.
  • Ăn các bữa nhỏ, tránh ăn tối quá muộn hay ăn ngay trước khi đi ngủ.
  • Nên sử dụng thuốc kháng axit theo hướng dẫn của bác sĩ và không dùng lâu dài nếu không có sự giám sát của bác sĩ.
  • Bạn nên thử thư giãn với các bài tập thở, yoga, thiền hoặc đơn giản là đi bộ ngoài trời để giảm căng thẳng, lo âu nếu đây là nguyên nhân gia tăng tình trạng trào ngược.

Bạn cần chú ý các triệu chứng trào ngược để kịp thời đến gặp bác sĩ

Nếu đã thử các cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà mà tình trạng dạ dày vẫn không thuyên giảm, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp, tránh để trào ngược kéo dài gây biến chứng. Đặc biệt, nếu gặp phải các triệu chứng như đau ngực, khó nuốt, giảm cân không rõ nguyên nhân hoặc nôn ra máu,... đây là dấu hiệu cảnh báo bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kịp thời xử lý.

Hệ thống y tế MEDLATEC cung cấp dịch vụ thăm khám và nội soi tiêu hóa với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, giúp bạn phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Liên hệ ngay MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch thăm khám và được tư vấn chi tiết!

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.