Các tin tức tại MEDlatec
Cách điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ và gợi ý phòng tránh bệnh
- 30/11/2023 | Tìm hiểu về cấu tạo xương bàn chân và một số bệnh lý liên quan
- 19/11/2024 | Dị tật bàn chân khoèo và cách điều trị
- 02/12/2024 | Tác hại của bàn chân bẹt và biện pháp khắc phục
- 28/04/2025 | Trẻ 3 tháng bị rụng tóc có phải là tình trạng sinh lý bình thường không?
- 02/05/2025 | Trẻ mắc sởi gây biến chứng, lời khuyên phòng bệnh hiệu quả từ chuyên gia
1. Tổng quan về bệnh bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Bàn chân của trẻ sơ sinh thường không lõm và không có vòm. Bàn chân của trẻ sẽ dần phát triển và vùng gan bàn chân sẽ lõm dần khi trẻ bước vào giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi.
Dị tật bàn chân bẹt có thể khắc phục nếu mẹ đưa trẻ đi khám và chữa trị sớm
Bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là hiện tượng lòng bàn chân của trẻ không có độ lõm như người bình thường. Giai đoạn sau 2 tuổi, nếu thấy con có những dấu hiệu bất thường như sau, cha mẹ cần đưa con đi khám trục chân của trẻ bị cong vẹo:
- Trẻ bước chân không thẳng, đi theo hình chữ V.
- Khớp chân của trẻ bị lệch.
- Cổ chân của trẻ xoay vào trong hay đổ ra ngoài.
- Khi đi trên nền cát hay chân ướt đi trên mặt phẳng không để lại vết khuyết.
Để chẩn đoán chính xác trẻ có bị dị tật bàn chân bẹt hay không, bác sĩ không chỉ thăm khám triệu chứng mà còn có thể chỉ định cho trẻ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh như khám lâm sàng , đánh giá vòm bàn chân, đo trục cẳng - bàn chân, đánh giá các biến chứng nếu có.
Nhiều nguyên nhân có thể gây ra dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như sau:
- Thói quen đi dép hoặc xăng-đan có đế lót phẳng từ nhỏ.
- Do di truyền.
- Dây chằng lỏng lẻo khiến xương bàn chân không được cố định và không thể tạo ra vòm cong của bàn chân.
- Chênh lệch chiều dài của hai chân.
2. Điều trị bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Nếu được điều trị dị tật này sớm, khả năng hồi phục của trẻ rất cao. Một số cách điều trị bệnh được áp dụng phổ biến có thể kể đến :
2.1. Dùng đế chỉnh hình
Để chỉnh hình bàn chân bẹt thường được dùng để khắc phục tình trạng dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Phương pháp này rất an toàn và mang lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, mặt hạn chế của phương pháp này là cần thực hiện trong thời gian dài và chỉ có tác dụng với những trẻ được phát hiện bệnh sớm, chưa có triệu chứng nghiêm trọng.
Cha mẹ cần thường xuyên quan sát trẻ để phát hiện sớm bất thường
Để chỉnh hình sẽ được thiết kế riêng cho từng trẻ để đảm bảo vừa kích thước bàn chân của mỗi trẻ. Chiếc đế này sẽ được đặt vào dép hay giày của trẻ mỗi ngày với mục đích tái tạo vòm bàn chân và nâng đỡ bàn chân. Sau một thời gian dài sử dụng, cấu trúc bàn chân của trẻ sẽ được khắc phục và trở về trạng thái cân bằng.
Phương pháp này mang lại hiệu quả tương đối cao với những trường hợp trẻ bị bệnh từ 3 đến 7 tuổi. Những trường hợp sau 7 tuổi, hiệu quả điều trị sẽ giảm và thời gian điều trị cũng sẽ lâu hơn.
2.2. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là phương pháp có thể được áp dụng với dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Nếu kết hợp với việc dùng đế chỉnh hình bàn chân thì hiệu quả điều trị sẽ tăng lên đáng kể. Dưới đây là một số bài tập có thể giúp trẻ khắc phục bệnh, cải thiện sự linh hoạt của bàn chân:
- Bài tập kéo giãn gót chân: Các bậc cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tập luyện theo các bước như sau:
+ Cho trẻ bắt đầu với tư thế đứng đối diện với tường.
+ Trẻ đặt một tay lên tường để đảm bảo cho cánh tay ngang với tầm mắt.
+ Sau đó, phụ huynh hướng dẫn trẻ đưa một chân ra sau và đảm bảo gót chân phải tiếp xúc với mặt đất.
+ Tiếp đó, trẻ khuỵu chân trước xuống một cách nhẹ nhàng, chậm rãi đến khi cảm thấy căng ở chân sau. Trẻ cần giữ tư thế này trong khoảng 30 giây. Sau đó đổi bên và thực hiện thêm nhiều lần trong ngày để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Tập với quả bóng nhỏ: Để thực hiện bài tập này, các bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ một số dụng cụ như quả bóng gai hoặc bóng tennis cùng với một chiếc ghế. Cách thực hiện như sau:
+ Trẻ ngồi trên ghế với tư thế thoải mái và vững chắc. Sau đó, cha mẹ đặt một quả bóng dưới lòng bàn chân của trẻ.
+ Trẻ thực hiện tập bằng cách dùng vòm chân lăn quả bóng.
+ Thực hiện động tác này trong vòng 3 phút rồi đổi chân.
+ Trẻ cần giữ thẳng lưng trong khi thực hiện bài tập này.
2.3. Phẫu thuật
Nếu những phương pháp trên không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chỉnh hình. Đây là lựa chọn cuối cùng để giúp bé cải thiện cấu trúc xương lòng bàn chân. Trẻ cần được phẫu thuật tại những cơ sở y tế uy tín bởi những bác sĩ chuyên môn cao cùng với điều kiện trang thiết bị hiện đại để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.
3. Phòng ngừa dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ
Chưa có phương pháp nào có thể phòng ngừa hoàn toàn dị tật bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số phương pháp có thể giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ bị bệnh bao gồm:
- Cần lựa chọn dép đúng theo kích cỡ bàn chân, không để trẻ mang dép quá rộng so với kích thước của bàn chân.
- Trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển tốt và đặc biệt là để cơ bàn chân cũng như dây chằng của bé luôn khỏe mạnh và tăng khả năng hình thành vòm cong.
- Tăng cường các bài tập vận động cho phát trên bàn chân và dây chằng ở chân. mát xa bàn chân cho trẻ sau mỗi ngày hoạt động giúp trẻ thư giãn và tăng cường sức cơ bàn chân.
Những dị tật ở chân, bao gồm bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động của trẻ và khiến trẻ tự ti với mọi người xung quanh. Do đó, cha mẹ cần theo dõi trẻ để phát hiện sớm bất thường để kịp thời khắc phục tình trạng bệnh.
Cha mẹ nên chủ động đưa trẻ đi khám nếu phát hiện con có những biểu hiện khác thường
Nếu cần đặt lịch khám cho trẻ, cha mẹ có thể liên hệ đến Chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!