Các tin tức tại MEDlatec
Cần chú ý gì để đảm bảo an toàn khi sử dụng mầm đậu nành?
- 14/08/2021 | Chuyên gia tư vấn: Những ai không nên uống sữa đậu nành?
- 08/10/2021 | Thói quen ăn đậu nành nhiều có tốt không
- 25/06/2021 | Tác dụng của sữa đậu nành có thật sự bổ dưỡng cho cơ thể?
1. Mầm đậu nành có thể mang lại những tác dụng như thế nào
Mầm đậu nành được trồng từ hạt đậu nành. Khi thân mầm đạt độ dài từ 3 đến 7cm là có thể sử dụng được. Tùy vào điều kiện thời tiết thuận lợi hay không thuận lợi mà thời gian nảy mầm của hạt đậu sẽ khác nhau. Tuy nhiên, thời gian trung bình có thể sử dụng mầm đậu nành là từ 3 đến 7 ngày.
Mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe
Một số công dụng của loại thực phẩm này có thể kể đến như:
- Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu:
Như chúng ta đã biết, sắt rất cần thiết cho quá trình hình thành tế bào hồng cầu. Nếu xảy ra tình trạng thiếu sắt thì cơ thể sẽ không có đủ hemoglobin và dẫn đến những ảnh hưởng lớn đến quá trình vận chuyển oxy tới các tế bào, cơ quan trong cơ thể, đồng thời đào thải khí cacbonic ra bên ngoài. Thiếu máu do thiếu sắt là vấn đề khá phổ biến. Căn bệnh này có thể gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, ù tai, suy giảm thị lực, một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn xảy ra tình trạng ngất xỉu,…
Mầm đậu nành có thể làm tăng nồng độ ferritin – đây là một loại protein có tác dụng dự trữ sắt trong cơ thể. Do đó, bổ sung loại thực phẩm này cũng là một cách góp phần phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Bên cạnh đó, vitamin B, axit folic,… có trong đậu nành cũng là những dưỡng chất cần thiết và quan trọng để tổng hợp các tế bào hồng cầu.
- Tăng cường sức khỏe xương khớp ở phụ nữ mãn kinh
Phụ nữ đã bước sang giai đoạn mãn kinh, lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ bị suy giảm đáng kể. Đây là yếu tố cơ bản và chủ yếu dẫn tới tình trạng loãng xương ở chị em. Thậm chí, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ có thể mất chất xương từ 5 -10% khi bước vào thời kỳ mãn kinh.
Mầm đậu nành là một thực phẩm được khuyến khích đối với phụ nữ, đặc biệt là những chị em đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Thành phần phytoestrogen có trong loại thực phẩm này có tác dụng ngăn cản hoạt động của những tế bào gây tiêu xương, đồng thời hỗ trợ hoạt động của những tế bào tái tạo xương, từ đó, cải thiện tình trạng loãng xương, giúp hệ thống xương khớp của chị em khỏe mạnh hơn.
- Cải thiện triệu chứng mãn kinh
Bước sang thời kỳ mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi do sự sụt giảm của estrogen. Một số triệu chứng của thời kỳ mãn kinh có thể kể tới như kinh nguyệt thất thường, loãng xương, mất ngủ, suy giảm ham muốn tình dục, thay đổi nhiều về da và tóc, cảm xúc thay đổi thất thường, dễ cáu gắt vô cớ,… Không những vậy, đây cũng là thời điểm mà chị em có nguy cơ cao về tình trạng thừa cân, béo phì và mắc bệnh tiểu đường,…
Mầm đậu nành giúp có thể bổ sung chất phytoestrogen. Tác dụng của loại dưỡng chất này là phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng trong thời kỳ mãn kinh do sự thay đổi về nội tiết tố. Ngoài ra, đậu nành còn chứa một lượng lớn isoflavones có giúp chị em có thể có một giấc ngủ ngon
- Chăm sóc sắc đẹp:
Trong mầm đậu nành có chứa chất chống oxy hóa Genistein có tác dụng bảo vệ làn da của bạn, đặc biệt là góp phần phòng ngừa bệnh ung thư da. Bên cạnh đó, những chất béo bão hòa và hàm lượng oxy hóa cao có trong loại thực phẩm này sẽ giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, tăng khả năng đàn hồi của động mạch.
Ngoài ra, các loại vitamin như vitamin E, C và isoflavon vừa có thể bảo vệ da tránh khỏi những tác động từ các tác nhân bên ngoài lại vừa ngăn ngừa lão hóa từ bên trong. Chính vì thế, phụ nữ thường sử dụng mầm đậu nành như một sản phẩm chăm sóc da.
2. Những điều cần lưu ý để sử dụng đậu nành một cách an toàn
Có thể nói rằng, mầm đậu nành rất tốt trong việc chăm sóc da và tăng cường sức khỏe, nhất là đối với nữ giới. Tuy nhiên, để thực phẩm này phát huy tốt nhất những tác dụng của nó, bạn cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn không nên bỏ qua trong quá trình sử dụng mầm đậu nành:
Mầm đậu nành có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau
- Mầm đậu nành được chế biến theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như nấu canh, ăn sống, xào, chế biến thành tinh bột, tinh chất đậu nành,… Do đó, tùy vào từng mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn những loại đậu nành khác nhau.
- Mầm đậu nành rất tốt nhưng bạn chỉ nên sử dụng ở mức vừa phải. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây phản tác dụng, dẫn tới những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể, ăn quá nhiều mầm đậu nành sẽ làm suy giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế, hãy bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn ở mức độ vừa phải.
- Lớp vỏ của hạt đậu nành có chứa nhiều stachyose và raffinose, có thể gây ra những vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, tiêu chảy,… nếu ăn quá nhiều. Lượng stachyose và raffinose đã được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sơ chế đúng cách và chỉ nên tiêu thụ vừa phải.
- Nên rửa thật sạch trước khi chế biến. Tốt nhất nên nấu chín mầm đậu nành vì trong mầm đậu nành sống có chứa một số loại enzym có thể gây cản trở hoạt động của enzym tiêu hóa protein của cơ thể.
- Có thể bảo quản thực phẩm này trong ngăn mát của tủ lạnh và thời gian sử dụng là khoảng 2 ngày.
Không nên kết hợp mầm đậu nành với mật ong
- Lưu ý: Một số thực phẩm không nên ăn cùng với mầm đậu nành:
+ Mật ong: Nếu sử dụng cùng lúc 2 thực phẩm là mật ong và mầm đậu nành, có thể dẫn đến tình trạng đông máu, khó thở, thậm chí là hôn mê. Những người mắc bệnh về tim mạch nên đặc biệt chú ý đến vấn đề này.
+ Đường đỏ: Mầm đậu nành ăn cùng với đường đỏ có thể cản trở quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
+ Trứng: Kết hợp trứng với mầm đậu nành có thể gây ra tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng của đậu nành đối với sức khỏe và đặc biệt là những lưu ý để đảm bảo an toàn khi sử dụng loại thực phẩm đặc biệt này.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!