Các tin tức tại MEDlatec
Cảnh giác cúm A - bệnh mùa đông xuân, nay dễ mắc trong mùa hè?
Bé N.L.T 18 tháng tuổi (Tứ Kỳ, Hải Dương) đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám trong tình trạng sốt 39 độ C, kèm ho, chảy dịch mũi, được các bác sĩ thăm khám và thực hiện các chẩn đoán xác định bệnh. Kết quả khám, chẩn đoán bé N.L.T bị cúm A.
BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: “Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A thuộc các chủng H1N1, H5N1 và H7N9 gây nên. Bệnh thường gặp ở thời điểm giao mùa (đông - xuân). Tuy nhiên, gần đây bệnh xuất hiện nhiều ở mùa hè, điều này có thể do biến đổi khí hậu đã làm thay đổi dịch tễ học của bệnh.”
Dấu hiệu cảnh báo mắc Cúm A
Theo BS Ngọc, bệnh cúm thường dai dẳng ở trẻ em vì sức đề kháng của trẻ yếu, ở những người khỏe mạnh bệnh có thể tự khỏi. Dù vậy, một số ít trường hợp mắc bệnh không điều trị để gây biến chứng nặng có thể đe dọa tới tính mạng. Vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín như:
- Sốt trên 38 độ C, có thể kèm theo ớn lạnh và đổ mồ hôi;
- Ho khan, nghẹt mũi, chảy nước mũi;
- Nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đặc biệt là ở lưng, tay và chân;
- Mệt mỏi, chán ăn hoặc suy nhược;
- Nôn ói, tiêu chảy.
Dấu hiệu cảnh báo trẻ nhiễm cúm A.
Bệnh cúm A lây lan như thế nào?
Chia sẻ thêm về căn bệnh dễ mắc này, BS Ngọc cho hay: Bệnh cúm là bệnh truyền nhiễm, dễ lay lan qua đường hô hấp nếu bệnh nhân không cách ly, không chủ động phòng ngừa bệnh có thể lây sang người khác bằng cách như:
- Khi người mang bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào tay, chân, quần áo, các đồ vật xung quanh; tay trẻ vô tình tiếp xúc với người bệnh hoặc các vật dụng nói trên, sau đó tay trẻ lại tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của mình tạo điều kiện cho virus cúm xâm nhập vào cơ thể;
- Khi người bệnh ho/hắt hơi làm phát tán virus vào không khí và có thể xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp của những trẻ gần đó khi hít phải.
Bệnh cúm A lây qua đường hô hấp.
Khai thác sâu hơn về trường hợp bé T, mẹ bé chia sẻ trong gia đình đang có người mắc cúm A. Tuy nhiên, không áp dụng biện pháp phòng ngừa tại nhà, do vậy đã lây sang bé T.
Chẩn đoán nhiễm cúm A dựa vào yếu tố nào?
Theo BS Trần Thị Kim Ngọc, cúm A cũng như các loại cúm B thường có các triệu chứng viêm long đường hô hấp khởi phát cấp tính: ho, sốt, chảy dịch mũi, nên dễ chẩn đoán nhầm. Để chẩn đoán sớm nhiễm cúm thì cần dựa vào 3 tiêu chuẩn chính :
1. Về dịch tễ: Có tiếp xúc với cúm A/ B trong vòng 2 tuần
+ Tiền sử đi vào vùng dịch tễ hoặc sống trong vùng dịch tễ có ca bệnh cúm.
+ Tiếp xúc gần với gia cầm bị bệnh ( nuôi, buôn bán, giết mổ, vân chuyển, chế biến…).
+Tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh: nghi ngờ, có thể hoặc đã xác định mắc cúm A/B.
2. Triệu chứng nghi ngờ
Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp, bao gồm: sốt, , đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ỉa chảy), đặc biệt ở trẻ em. Hoặc trên lâm sàng nghi có tổn thương nhu mô phổi ( viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) tiến triển nhanh trên lâm sàng hoặc trên X quang.
Không tìm thấy bằng chứng nhiễm trùng khác hoặc nguyên nhân khác gây viêm phổi.
3. Cận lâm sàng
- Tổng phân tích máu : bạch cầu bình thường hoặc giảm .
- Test cúm dương tính.
Điều quan trọng trong chẩn đoán và điều trị cúm đó là chẩn đoán sớm và phát hiện các biến chứng kịp thời. Khai thác yếu tố dịch tế đúng, tỉ mỉ giúp định hướng chẩn đoán chính xác hơn ngay từ thời điểm ban đầu thăm khám.
Virus cúm gây bệnh.
Ở trẻ em, người già yếu hoặc những người mắc những bệnh mạn tính ( Đái tháo đường, tăng huyết áp, suy giảm miễn dịch,….) thường dễ mắc các biến chứng như: Viêm tai, viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy đa phủ tạng,…. Vậy nên, với các bé này, cần được thăm khám kĩ càng và toàn diện nhằm phát hiện các biến chứng kịp thời.
Đối với trường hợp bé N.L.T sau khi thăm khám nghi ngờ cúm đồng thời bằng kinh nghiệm lâm sàng, BS Ngọc cho kiểm tra tầm soát biến chứng của bệnh. Trẻ được kiểm tra nội soi tai mũi họng phát hiện: Hình ảnh nội soi cho thấy màng nhĩ phồng, xung huyết đỏ, ứ dịch vùng tai mũi họng.
Cách chăm sóc trẻ mắc cúm A tại nhà
Khi trẻ đã được chẩn đoán bệnh, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp chăm sóc đặc biệt để tránh bệnh nặng thêm và lây truyền cho người khác bằng những cách sau:
Cách ly: hạn chế ra khỏi phòng, khi ra khỏi phòng cần đeo khẩu trang cho trẻ; hạn chế người vào thăm hỏi, tiếp xúc với trẻ nếu không thực sự cần thiết.
Vệ sinh và chăm sóc
+ Vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%;
+ Theo dõi thân nhiệt, nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón tay;
+ Cho trẻ ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: cháo, bột, sữa và uống nhiều nước nhất là nước hoa quả có nhiều vitamin C;
+ Vệ sinh khay ăn, thau chậu, bô, và các vật dụng của trẻ bằng xà phòng;
+ Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi thay quần áo và tắm nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.
Dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ chỉ định.
Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ tin cậy khám, chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết, tư vấn tận tâm cho bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh viện đầu tư trang thiết bị, máy móc phụ vụ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác các bệnh thường gặp ở trẻ: bệnh cúm, bệnh phổi, các bệnh truyền nhiễm, các bệnh thiếu vi chất, tiêm phòng vaccine,…
Hơn nữa, thời tiết nắng nóng, oi bức, cha mẹ ngại đưa con đi khám và sợ lây nhiễm chéo tại viện, cha mẹ chỉ cần gọi đến Tổng đài 1900 565656 để đặt lịch và hẹn thời gian lấy mẫu xét nghiệm tận nơi 24/7. Bệnh viện có cán bộ đến theo địa chỉ đã hẹn để lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả qua tin nhắn điện thoại.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!