Các tin tức tại MEDlatec

Cây dừa cạn trồng làm cảnh và có thể chữa bệnh

Ngày 09/09/2024
Cây dừa cạn được nhiều người ưa trồng làm cảnh bởi sức sống tốt và khả năng ra hoa quanh năm. Điều đáng nói là không phải ai trồng dừa cạn cũng biết đến công dụng chữa bệnh của loài cây này. Nếu bạn đang tìm cho mình một loài cây vừa trồng làm cảnh vừa chữa được bệnh thì hãy tham khảo chia sẻ sau đây để có thêm lựa chọn cho mình.

1. Đặc điểm sinh học cây dừa cạn

Cây dừa cạn (bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân) thuộc họ Trúc đào, thân thảo, cao 40 - 80cm. Phần thân trên của cây dừa cạn mềm và nhỏ nhưng thân dưới lại hóa gỗ và có bộ rễ rất phát triển. 

Loài cây này mọc dạng bụi. Lá mọc đối xứng, phiến lá dài 3 - 8cm, rộng 1 - 2cm, hai đầu lá hẹp và nhọn. Hoa dừa cạn màu hồng, trắng hoặc đỏ, mọc đơn lẻ từ kẽ của lá ngọn. Hoa gồm 5 cánh mỏng, mềm, mịn, nở quanh năm và có mùi thơm đặc trưng. Quả dừa cạn hình trứng, tù ở đầu, chứa khoảng 20 hạt nhỏ bên trong.

Cây dừa cạn có mặt ở nhiều vùng trên thế giới: châu Úc, châu Phi, châu Mỹ, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Cây dừa cạn sức sống tốt, cho hoa quanh năm nên thường được trồng làm cảnh

2. Thành phần hóa học và công dụng của cây dừa cạn đối với sức khỏe

2.1. Thành phần hóa học

Có khoảng 0.1 - 0.2% hợp chất hữu cơ alkaloid trong cây dừa cạn với các thành phần: catharanthin, prinin, vindolin, vinblastine,…

2.2. Công dụng đối với sức khỏe

Mọi bộ phận của cây dừa cạn đều dùng làm dược liệu ở dạng khô hoặc tươi được. 

- Theo Y học cổ truyền

Dừa cạn có vị đắng, tính mát, công dụng hoạt huyết, tiêu thũng, tiêu viêm, hạ áp, thông tiểu; chủ trị: tiểu đường, lỵ, tiêu hóa kém, huyết áp cao, tiểu khó, mất ngủ,... 

- Theo Y học hiện đại

+ Vincristin có trong cây dừa cạn giúp ức chế tế bào ung thư.

+ Thân và lá dừa cạn giúp làm săn da, lọc máu.

Có thể dùng dừa cạn để chữa rong kinh, bỏng nhẹ, zona thần kinh, bệnh trĩ, ra nhiều khí hư, phì đại tiền liệt tuyến,...

2.3. Liều lượng và cách sử dụng

Cây dừa cạn có thể dùng làm dược liệu bằng cách sắc thuốc uống, nấu cao lỏng hoặc đắp trên da. Liều dùng đường uống tốt nhất không >20g dừa cạn khô/ngày.

Cây dừa cạn được phơi khô để hãm trà uống hoặc làm dược liệu chữa bệnh

3. Bài thuốc chữa bệnh với dược liệu cây dừa cạn

- Chữa rong kinh

Đem rửa sạch toàn bộ cây dừa cạn sau đó sao trên lửa nhỏ cho đến khi vàng đều thì cho vào nồi, thêm nước, sắc để lấy nước uống. Thực hiện liên tiếp trong 5 ngày.

- Chữa mất ngủ

Sao vàng 20g thân dừa cạn rồi sắc với nước cùng 12g lá vông nem, 12g hạt muồng đã được sao đen. Phần nước thuốc lấy uống trước khi ngủ.

- Chữa lỵ trực khuẩn

Sao vàng, hạ thổ 20g dừa cạn, 10g chi tử, 10g hoàng liên sau đó sắc với 20g cỏ sữa, 20g cỏ mực, 20 rau má, 20g đinh lăng, 20g lá khổ sâm cùng 600ml nước. Sắc đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp, chắt nước chia thành 3 lần uống. Uống liên tục 5 ngày.

- Chữa cao huyết áp

Những dược liệu sau đem sao giòn rồi tán thành bột mịn: 150g hoa hòe, 180g lá đinh lăng, 160g cỏ xước, 100g chi tử, 160 cây dừa cạn, 120g đỗ trọng, 140g cam thảo đất. Hàng ngày lấy 40g hỗn hợp bột mịn đã chuẩn bị hãm 10 phút trong 1 lít nước sôi sau đó uống như uống trà.

- Chữa bạch cầu lympho cấp

+ Bài thuốc thứ nhất: Sắc các dược liệu sau lấy nước uống: 12g cây dừa cạn, 6g thảo quyết minh, 6g bạch cúc, 9g hy thiêm. 

+ Bài thuốc thứ hai: Sắc 15g cây dừa cạn lấy nước uống hàng ngày.

- Chữa zona thần kinh

Sắc các dược liệu sau với nước: 16g mỗi vị: thổ linh, cam thảo đất, nam tục đoạn, dừa cạn đã được sao vàng hạ thổ, hạ khô thảo; 12g kinh giới, 10g bạch linh, 10g chi tử. Sắc đi sắc lại 3 lần để lấy nước chia thành 3 lần uống.

- Giảm đau nhức

Lấy một lượng bằng nhau gồm lá cây dừa cạn và lá cây hòe sau đó rửa sạch, giã thật nhuyễn rồi đắp lên vùng bị đau nhức sau đó dùng băng gạc cố định lại.

- Chữa u xơ tuyến tiền liệt

Sắc các vị thuốc sau lấy nước chia 3 lần uống trong ngày: 12g chè khô, 12g dừa cạn, 12g huyền sâm, 16g lá đinh lăng, 10g bối mẫu, 10g xuyên sơn, 5g trinh nữ hoàng cung, 6g cát căn.

- Hỗ trợ chữa viêm gan

Sao vàng 1 thang thuốc với các dược liệu sau và sắc để lấy nước uống: 30g cây cà gai leo, 10g cây dừa cạn, 10g diệp hạ châu.

- Chữa sưng đau búi trĩ

+ Bài thuốc đắp trực tiếp: Lấy một lượng bằng nhau các dược liệu sau rồi rửa sạch: lá thầu dầu tía, hoa và lá cây dừa cạn. Tiếp sau đó hãy giã nhuyễn dược liệu và đắp lên búi trĩ.

+ Bài thuốc uống: Sắc các dược liệu sau cùng 600ml nước: 10g sài hồ, 10g thăng ma, 10g trần bì, 12g cam thảo, 12g đương quy, 12g hoàng kỳ, 20 cỏ mực, 20 cây dừa cạn đã được sao vàng, 16g phong sâm, 16g bạch truật. Sắc đến khi lượng nước còn 1 nửa thì chắt nước và chia làm 2 lần uống. Làm như vậy liên tiếp 10 ngày rồi nghỉ 4 ngày sau đó lặp lại. 

Có thể dùng cây dừa cạn đắp lên búi trĩ 

4. Lưu ý khi chữa bệnh với cây dừa cạn

- Không chữa bệnh bằng cây dừa cạn với: phụ nữ đang cho con bú, thai phụ và người bị huyết áp thấp.

- Không sử dụng vượt quá 50g cây dừa cạn/ngày để tránh nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây mù lòa.

- Có thể gặp một số phản ứng phụ khi dùng cây dừa cạn do tác động của thành phần Alkaloid: chán ăn, rụng tóc, nôn, táo bón, giảm bạch cầu,... 

Tuy cây dừa cạn được dùng trong rất nhiều bài thuốc nhưng hàm lượng và sự kết hợp dược liệu ở từng cá nhân, từng bài thuốc không giống nhau. Độc tính từ Alkaloid tương đối mạnh nên người bệnh không nên tự ý chữa bệnh bằng dược liệu này mà cần có sự đồng ý và hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.