Các tin tức tại MEDlatec
Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường và cách kiểm soát
- 31/12/2023 | Chỉ số HbA1c bao nhiêu là nguy hiểm - Bạn biết chưa?
- 30/11/2023 | Xét nghiệm HbA1c giá bao nhiêu?
- 31/01/2024 | Xét nghiệm HbA1c và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường
1. Chỉ số HbA1c là gì? Ý nghĩa chỉ số HbA1c với bệnh nhân tiểu đường
Trước khi tìm hiểu chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường thì bạn cần biết giá trị này là gì và ý nghĩa của HbA1c đối với bệnh nhân tiểu đường.
Chỉ số HbA1c là gì?
HbA1c là một loại Hemoglobin đặc biệt, được tạo thành qua sự kết hợp giữa huyết sắc tố Hb và Glucose. Do gắn với Glucose nên thông qua xét nghiệm HbA1c có thể đánh giá khả năng kiểm soát đường huyết trong thời gian khoảng 2 - 3 tháng (do hồng cầu có tuổi thọ trung bình là 120 ngày). Khi hàm lượng Glucose trong máu cao thì tỷ lệ Hemoglobin bị Glycosyl hóa cũng sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với chỉ số HbA1c tăng.
Xét nghiệm HbA1c cho biết tỷ lệ Hb bị Glycosyl hóa trong máu
Ý nghĩa chỉ số HbA1c với bệnh nhân tiểu đường
Đối với bệnh nhân bị tiểu đường, chỉ số HbA1c có ý nghĩa:
● Kết quả xét nghiệm HbA1c cho biết tỷ lệ Hb bị Glycosyl hóa giúp chẩn đoán bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường một cách chính xác.
● Thông qua xét nghiệm HbA1c có thể xác định được độ dày lớp vỏ đường bao phủ bên ngoài Hb từ đó giúp kiểm tra hàm lượng Glucose trong máu.
● Đối với bệnh nhân bị bệnh đang điều trị, chỉ số HbA1c cho biết khả năng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng gần nhất. Nhờ đó, bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về khả năng đáp ứng của cơ thể bệnh nhân với liệu trình điều trị. Nếu khả năng đáp ứng kém, bác sĩ có thể thay đổi phương án điều trị để giúp kiểm soát đường huyết tốt nhất.
● Ngoài ra, thông qua kết quả xét nghiệm HbA1c, bác sĩ có thể tiên lượng được nguy cơ xảy ra biến chứng với bệnh nhân tiểu đường từ đó lên phương án kiểm soát bệnh nhằm phòng ngừa hiệu quả nhất.
Chỉ số HbA1c giúp chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường chính xác
2. Chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường?
Không ít người thắc mắc chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ bao gồm các trường hợp sau:
● Nếu chỉ số HbA1c ở dưới mức 5,7% thì có nghĩa là cơ thể bình thường.
● Chỉ số HbA1c trong khoảng từ 5,7 - 6,4% bệnh nhân được chẩn đoán đang ở giai đoạn tiền tiểu đường, cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động, theo dõi thường xuyên chỉ số đường huyết để tránh bệnh tiến triển xấu.
● Chỉ số HbA1c > 6,4% thì có nghĩa là bệnh nhân đã bị tiểu đường. Lúc này cần thực hiện thêm các kiểm tra cận lâm sàng khác để xác định mức độ bệnh lý và lên phương án điều trị cũng như chế độ chăm sóc phù hợp.
3. Đối tượng nguy cơ và cách kiểm soát chỉ số HbA1c
Bất kỳ ai cũng có thể xảy ra tình trạng xét nghiệm chỉ số HbA1c cao. Do đó mỗi người cần phải tự xây dựng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học nhằm kiểm soát tình trạng, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nhóm đối tượng nguy cơ chỉ số HbA1c cao
Một số đối tượng được xếp vào nhóm đối tượng có chỉ số HbA1c cao hoặc mắc tiểu đường mà bạn cần lưu ý là:
● Tuổi càng tăng thì nguy cơ bị bệnh càng càng lớn.
● Gia đình có người thân mắc bệnh tiểu đường.
● Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoặc sinh con có cân nặng lớn hơn 4 kg.
● Người thừa cân, béo phì sẽ gây ra hiện tượng kháng insulin. Insulin tiết quá nhiều sẽ khiến tế bào tuyến tụy làm việc quá sức và hỏng hóc gây tiểu đường.
● Người có chế độ ăn không khoa học, tiêu thụ quá nhiều tinh bột và đường dẫn đến rối loạn chuyển hóa khiến chỉ số HbA1c tăng cao.
Người bị bệnh béo phì có nguy cơ tăng chỉ số HbA1c trong máu
Cách kiểm soát chỉ số HbA1c ở ngưỡng an toàn
Nhằm hạn chế nguy cơ tăng chỉ số HbA1c trong máu và mắc bệnh tiểu đường, bạn cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp bao gồm:
● Ưu tiên sử dụng các loại carbohydrate có chỉ số GI thấp như gạo lứt, các loại hạt ngũ cốc,...
● Hàm lượng đạm cung cấp cho cơ thể mỗi ngày vào khoảng 1 - 1,5g/kg, 1 tuần nên ăn cá ít nhất 3 lần.
● Nếu bạn là người ăn chay trường, có thể bổ sung đạm cho cơ thể thông qua các loại đậu.
● Hạn chế đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, nên sử dụng dầu oliu, dầu cá, dầu lạc,… trong chế biến.
● Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất khoáng.
● Hạn chế muối, đường trong chế độ ăn hàng ngày.
● Uống nhiều nước, có thể bổ sung bằng các loại nước ép từ rau, củ quả, trái cây tươi.
● Hạn chế sử dụng rượu, bia, ngừng hút thuốc lá hay những chất kích thích khác, không uống quá nhiều nước ngọt, đồ có gas.
● Vận động thân thể với những bài tập vừa sức khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu là người lớn tuổi thì có thể chia làm nhiều lần tập trong ngày. Cách đơn giản nhất là có thể đi bộ mỗi ngày nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, trao đổi chất, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch,…
● Trong trường hợp chỉ số HbA1c bất thường hoặc bệnh nhân được chẩn đoán tiểu đường, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về phương pháp điều trị, uống thuốc đúng chỉ định để kiểm soát bệnh.
Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường, bạn nên tìm đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, kiểm tra và xác định tình trạng sức khỏe. Khi đó, dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích cụ thể chỉ số HbA1c bao nhiêu là bị tiểu đường đồng thời tư vấn biện pháp điều trị và chế độ chăm sóc phù hợp.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín mà bạn có thể lựa chọn để khám, điều trị tiểu đường. Nếu quý khách hàng không tiện đi lại có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC vừa an toàn vừa tiện lợi.
Kiểm tra chỉ số HbA1c với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC
Để tư vấn các vấn đề về bệnh lý hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 565656 của Hệ thống Y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, sẽ có nhân viên tư vấn cụ thể.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!