Các tin tức tại MEDlatec

Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ

Ngày 01/11/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Từ khóa chính: khám thai lần đầu

Chia sẻ kinh nghiệm đi khám thai lần đầu cho chị em phụ nữ

Khi mang bầu, chị em phụ nữ cần đi khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Vậy khi nào chị em nên đi khám thai lần đầu, buổi khám này cho biết những thông tin gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về chủ đề này.

1. Thời điểm bạn nên đi khám thai lần đầu

Nhiều chị em thắc mắc: khi nào chúng ta nên đi khám thai lần đầu? Thông thường, người phụ nữ nên chủ động đi khám thai nếu bị chậm kinh khoảng 1 - 2 tuần so với kỳ kinh bình thường. Ngoài ra, chị em sẽ có thể dựa vào một số biểu hiện đặc trưng khác để dự báo mình có thai hay không, ví dụ như ốm nghén và ra máu âm đạo,... Trước khi đi khám thai, chúng ta có thể thử thai tại nhà bằng que thử thai.

Bạn nên đi khám thai nếu trễ kinh 2 - 3 tuần và que thử thai lên hai vạch.

Lựa chọn thời điểm thích hợp đi khám thai giúp bác sĩ xác định chính xác các vấn đề như: thai làm tổ ở bên trong hay bên ngoài tử cung, đặc điểm phát triển của túi thai, bạn đang mang đơn thai hay đa thai.

2. Buổi khám thai lần đầu diễn ra như thế nào?

Với các chị em mang thai lần đầu tiên sẽ không khỏi lo lắng khi đi khám thai. Chị em có thể tìm hiểu trước về quy trình khám thai lần đầu để có sự chuẩn bị tốt nhất. Thông thường, buổi khám thai đầu sẽ gồm 5 - 6 bước sau:

2.1. Bước 1: Hỏi thăm về sức khỏe, tiền sử mắc bệnh của người phụ nữ

Trước khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với người phụ nữ để nắm được tình hình sức khỏe, tiền sử mắc bệnh (nếu có) để có kế hoạch theo dõi, chăm sóc phù hợp cho mẹ bầu. Một số thông tin bác sĩ sẽ trao đổi đó là:

- Tiền sử mắc bệnh (bao gồm bệnh cấp và mạn tính).

- Thuốc bạn đang dùng.

- Một số thủ thuật hoặc phẫu thuật người phụ nữ đã từng thực hiện.

- Tiền sử dị ứng.

- Đã mang thai lần nào chưa, có mắc bệnh lý sinh sản không.

- Chế độ sinh hoạt, ăn uống thường ngày.

Chị em nên chia sẻ tình trạng sức khỏe với bác sĩ trong buổi khám thai lần đầu.

Chị em phụ nữ nên chia sẻ cởi mở với bác sĩ những thông tin trên, từ đó bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quan ban đầu về tình trạng sức khỏe của bạn.

2.2. Bước 2: Hỏi thăm về thai kỳ hiện tại

Đối với phụ nữ đi khám thai lần đầu, bác sĩ thường hỏi thăm hai vấn đề, đó là: ngày cuối của kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng nghi mang thai bạn đang gặp phải. Những thông tin này giúp bác sĩ bước đầu xác định tình trạng mang thai của chị em.

2.3. Bước 3: Thăm khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát là một bước không thể thiếu mỗi lần chị em đi khám thai, đặc biệt trong lần khám đầu tiên. Ban đầu, chị em sẽ được đo các chỉ số cơ thể cơ bản, ví dụ như: cân nặng, chiều cao và chỉ số huyết áp. Những chỉ số này sẽ được theo dõi và so sánh trong những lần khám thai tiếp theo để đánh giá tình hình sức khỏe của mẹ bầu.

Ngoài ra, nếu chị em có tiền sử mắc các bệnh hoặc có vấn đề về sức khỏe như: tim mạch, hô hấp, nội tiết,... sẽ được bác sĩ chỉ định khám chuyên khoa sâu.

2.4. Bước 4: Thực hiện một số xét nghiệm

Trong buổi khám thai lần đầu, người phụ nữ có thể được hướng dẫn thực hiện các xét nghiệm sau: xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra nồng độ hormone hCG tùy từng trường hợp.

Chị em cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản khi đi khám thai lần đầu

2.5. Bước 5: Siêu âm thai

Để xác định xem thai đã làm tổ chính xác trong buồng tử cung hay chưa, bác sĩ thực hiện kỹ thuật siêu âm. Ngoài ra, kết quả siêu âm còn cho biết tuổi thai nhi, dựa vào đó bác sĩ sẽ đoán được thời điểm dự sinh, thai phát triển có bình thường không, từ đó xây dựng lịch khám phù hợp cho từng mẹ bầu.

Siêu âm phôi thai là bước không thể thiếu.

3. Gợi ý địa chỉ khám thai dành cho chị em

Chị em phụ nữ nên tìm hiểu và lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi đi khám thai lần đầu và trong suốt giai đoạn mang thai. Các yếu tố bạn cần quan tâm khi lựa chọn địa chỉ khám thai đó là: đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, chất lượng cơ sở vật chất tốt, máy móc hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt.

Phòng khám Đa khoa MEDLATEC thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị đáp ứng được các tiêu chí nêu trên. MEDLATEC đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm, là nơi quy tụ của nhiều bác sĩ sản khoa hàng đầu cả nước. Các bác sĩ sẽ trực tiếp thăm khám, tư vấn và đưa ra những lời khuyên bổ ích cho chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai.

Nhiều chị em tin tưởng và lựa chọn khám thai tại MEDLATEC.

Hệ thống cơ sở vật chất tại MEDLATEC được đầu tư phát triển đồng bộ và hiện đại. Hiện nay, MEDLATEC sở hữu nhiều máy móc chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: máy siêu âm, máy chụp X - quang, máy chụp MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ. Đặc biệt, MEDLATEC cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xét nghiệm ở nước ta. Điều đó được thể hiện thông qua việc MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Với những ưu thế trên, mẹ bầu hoàn toàn yên tâm khi đi khám thai tại MEDLATEC.

Hy vọng rằng qua bài viết này chị em phụ nữ đã nắm được quy trình khám thai lần đầu và địa chỉ khám uy tín. Trước khi đi khám, chúng ta nên chuẩn bị trước một số câu hỏi để trao đổi với bác sĩ và bổ sung thêm kiến thức chăm sóc, bảo vệ thai nhi. Để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ khám thai tại MEDLATEC và đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 hoặc tới trực tiếp Phòng khám Đa khoa MEDLATEC tại địa chỉ 2/82 phố Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

BS Vân đã duyệt

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.