Các tin tức tại MEDlatec

Chụp MRI toàn thân giúp phát hiện bệnh gì? Chi tiết ưu và nhược điểm

Ngày 21/11/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Văn Thụ
Chụp MRI toàn thân là một trong những kỹ thuật được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp nhằm phục vụ quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh. Vậy kỹ thuật này giúp phát hiện bệnh gì? Chi tiết ưu và nhược điểm ra sao? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Chụp MRI toàn thân là gì? 

Như chúng ta đã biết, chụp MRI toàn thân là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cấu trúc bên trong cơ thể. 

Theo các chuyên gia y tế, phương pháp chụp MRI toàn thân có thể áp dụng nhằm mục đích khảo sát nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể bao gồm:

  • Não: Phát hiện các bệnh lý như khối u, các ổ máu hoặc chảy máu trong não;
  • Cột sống: Khảo sát thoát vị đĩa đệm, tổn thương tủy sống hoặc các vấn đề khác liên quan đến cột sống;
  • Khớp: Phát hiện tổn thương sụn khớp, dịch khớp, dây chằng;
  • Bụng: Khảo sát các cơ quan như gan, tụy, thận và ruột nhằm phát hiện khối u, viêm hoặc các bất thường khác;
  • Khung chậu: Kiểm tra các cơ quan sinh dục, bàng quang và các cấu trúc xung quanh;
  • Tim: Đánh giá cấu trúc và chức năng tim, cũng như phát hiện các bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch;
  • Mạch máu: Đặc biệt trong trường hợp có nghi ngờ về dị dạng mạch máu hoặc tắc nghẽn.

Chụp MRI toàn thân có khả năng khảo sát và đánh giá cấu trúc, chức năng của nhiều bộ phận 

Chụp MRI có thể giúp cung cấp hình ảnh chi tiết của tất cả các bộ phận này, hỗ trợ bác sĩ trong việc chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Dựa trên từng trường hợp cụ thể và kết quả thăm khám lâm sàng, kỹ thuật MRI toàn thân được chỉ định nhằm phục vụ quá trình chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. 

2. Chụp MRI toàn thân có ưu và nhược điểm gì? 

Cũng tương tự như bất kỳ phương pháp nào khác, kỹ thuật chụp MRI toàn thân có những ưu điểm và nhược điểm riêng, cụ thể như sau: 

Ưu điểm

  • Chất lượng hình ảnh cao: MRI cung cấp hình ảnh rõ nét và chi tiết về cấu trúc các bộ phận trong cơ thể, giúp bác sĩ có căn cứ xác thực để phục vụ quá trình chẩn đoán; 

Kỹ thuật chụp MRI cung cấp hình ảnh chất lượng cao về cấu trúc các bộ phận trong cơ thể 

  • Không sử dụng tia X: Khác với X-quang và CT, MRI không sử dụng tia X, giúp giảm nguy cơ nhiễm phóng xạ và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân;
  • Đánh giá nhiều cơ quan: Có thể khảo sát nhiều khu vực trong cơ thể cùng một lúc, giúp phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau.

Nhược điểm 

  • Thời gian chụp lâu: Quá trình chụp thường kéo dài từ 15 phút đến vài giờ, có thể gây khó chịu cho bệnh nhân;
  • Chi phí cao: MRI thường tốn kém hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác;
  • Không phù hợp cho mọi bệnh nhân: Những người có thiết bị kim loại trong cơ thể (như máy tạo nhịp tim) hoặc mắc chứng sợ không gian kín có thể không thích hợp để chụp MRI.

Với những ưu điểm và nhược điểm nêu trên, bạn cần tìm hiểu rõ thông tin hoặc xin ý kiến tư vấn từ y bác sĩ khi được chỉ định thực hiện kỹ thuật chụp MRI toàn thân, để từ đó xác định tình trạng sức khỏe của bản thân có đáp ứng được kỹ thuật này hay không, hạn chế những rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện. 

3. Những lưu ý khi thực hiện chụp MRI toàn thân 

Khi thực hiện chụp MRI toàn thân, có một số lưu ý quan trọng mà bạn nên chú ý giúp quá trình thực hiện diễn ra suôn sẻ, hiệu quả và đảm bảo độ tính xác của kết quả, cụ thể như sau:

Trước khi chụp MRI 

  • Hãy thông báo cho bác sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là những bệnh lý liên quan đến thận, dị ứng với thuốc tiêm hoặc có tiền sử bệnh tâm lý;
  • Nếu bạn có thiết bị kim loại trong cơ thể (như máy tạo nhịp tim, nẹp, ghim), hãy cho bác sĩ biết vì nó có thể ảnh hưởng đến quy trình chụp;
  • Phụ nữ mang thai nên chụp khi có chỉ định của bác sĩ;
  • Nếu bạn có cảm giác lo âu hoặc khó chịu khi ở trong không gian kín, hãy thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc an thần hoặc các biện pháp khác.

Trong quá trình chụp MRI 

Bạn sẽ cần giữ nguyên tư thế trong suốt quá trình chụp để đảm bảo hình ảnh rõ nét.

Sau khi chụp MRI 

  • Nếu bạn đã được tiêm thuốc đối quang từ, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thông báo ngay cho bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra;
  • Tuân thủ theo thông tin tư vấn, hướng theo dõi và điều trị do bác sĩ cung cấp. 

Tuân thủ theo tư vấn và khuyến cáo của bác sĩ sau khi thực hiện chụp MRI toàn thân 

Để quá trình chụp MRI toàn thân diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn nên cân nhắc lựa chọn cơ sở y tế uy tín, đảm bảo năng lực chuyên môn và hệ thống trang thiết bị. Đáp ứng những yếu tố mang tính cốt lõi này, Hệ thống Y tế MEDLATEC cung cấp dịch vụ chụp MRI toàn thân uy tín, được người dân tin tưởng lựa chọn. 

Với sự đầu tư hệ thống máy MRI hiện đại hàng đầu, quy trình đọc phim và tư vấn được tiến hành bởi đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giàu kinh nghiệm, người dân có thể hoàn toàn an tâm với kết quả chụp MRI toàn thân nói riêng và kết quả thăm khám nói chung cũng như chất lượng dịch vụ tại MEDLATEC. Bên cạnh đó, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh MEDLATEC cung cấp dịch vụ đọc phim, chẩn đoán từ xa, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên cả nước. 

Người dân tin chọn sử dụng dịch vụ chẩn đoán hình ảnh tại Hệ thống Y tế MEDLATEC 

Đồng hành cùng người dân trên hành trình sống khỏe, người dân có nhu cầu thực hiện kỹ thuật chụp MRI toàn thân hoặc thăm khám sức khỏe tại MEDLATEC vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.