Các tin tức tại MEDlatec
Cơ thể thiếu nước có triệu chứng gì?
- 26/04/2023 | Uống nước dừa có béo không? Nên uống vào thời điểm nào?
- 20/04/2023 | Nước ép dứa có tác dụng gì? Sử dụng khi nào là tốt nhất?
- 24/04/2023 | Đậu bắp có tác dụng gì và cách làm nước đậu bắp
1. Nước quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
70% cơ thể chúng ta là nước. Nước chính là nguồn sống thiết yếu của cơ thể con người. Nếu nhịn đói thì bạn vẫn có thể sống trong một thời gian, tuy nhiên nếu cơ thể thiếu nước chỉ trong một ngày là đã có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan quan trọng. Khi cơ thể có đủ nước, mọi hoạt động sống sẽ được đảm bảo.
Sau đây là những ích lợi do nước mang lại cho cơ thể chúng ta:
-
Nước có chức năng bảo vệ tủy sống, mô và khớp: nước giúp duy trì độ ẩm trong các mô và hoạt động như một nhân tố bôi trơn cho các khớp;
-
Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: nhờ có nước nên miệng bạn lúc nào cũng ẩm ướt. Nước bọt được tiết ra có chứa các enzyme tham gia vào quá trình phân hóa thức ăn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa hơn khi xuống dạ dày.
-
Hỗ trợ bài tiết: chất thải được bài tiết thông qua các con đường như tuyến mồ hôi, tiểu tiện và đại tiện. Trong đó các cơ quan như gan, thận và ruột sẽ tận dụng nước để bài tiết chất thải. Ngoài ra nước còn hỗ trợ làm mềm phân, tránh hiện tượng bị táo bón.
-
Nước rất cần thiết đối với mẹ bầu và mẹ đang cho con bú. Khi cơ thể mẹ có đủ nước sẽ hạn chế nguy cơ bị táo bón thai kỳ và đủ sữa cho con bú sau sinh;
-
Nước còn đem lại hiệu quả trong những trường hợp cần cải thiện vóc dáng. Khi bạn uống nước sẽ có cảm giác no lâu, nhất là khi áp dụng điều này trước bữa ăn sẽ giúp bạn hạn chế lượng thức ăn bạn cần nạp vào cơ thể, từ đó tránh được tình trạng tăng cân;
-
Nước giúp điều hòa nhiệt độ cho cơ thể, thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, từ đó tăng cường được khả năng hấp thu các dưỡng chất thiết yếu;
-
Giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận: nước sẽ giúp thể tích nước tiểu qua thận gia tăng, từ đó làm loãng hàm lượng muối khoáng tại đây khiến chúng ít có cơ hội kết tụ thành sỏi thận;
-
Nước có khả năng củng cố hệ miễn dịch, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Điển hình như khi bạn gặp một số vấn đề ở thận, khi uống nước sẽ giúp loại bỏ các chất độc tích tụ tại các cơ quan này. Ngoài ra nếu bạn đang bị xoang, ho, sổ mũi bạn cũng nên uống nhiều nước để loại bỏ bớt các vi khuẩn, dịch đờm khiến bạn khó chịu.
Nước chính là nguồn sống thiết yếu của cơ thể con người
2. Các triệu chứng khi cơ thể bị thiếu nước
2.1. Đi tiểu ít
Số lần đi tiểu của một người khỏe mạnh bình thường là khoảng 6-7 lần/ngày. Và con số này ở mỗi người có thể là khác nhau tùy vào lượng nước mà họ uống. Tuy nhiên nếu bạn đi tiểu dưới 3 lần/ngày thì có thể được cho là bạn đang bị thiếu nước. Thói quen uống ít nước lâu ngày có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng thận của bạn, gây cản trở đến quá trình bài tiết và lọc bỏ các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Do vậy bạn nên bổ sung nước cho mình ngay nhé!
2.2. Nhức đầu
Đôi khi biểu hiện nhức đầu là do cơ thể của bạn đang thiếu nước. Tình trạng nhức đầu thường xảy ra khi bạn thay đổi tư thế vận động, ví dụ như khi đi lên xuống cầu thang, cúi gập người để lấy đồ vật hay đơn giản là đang ngồi thì đứng dậy.
2.3. Họng khô
Lượng nước trong người suy giảm sẽ khiến cổ họng của bạn tiết ít nước bọt hơn. Ngoài nguyên nhân uống ít nước bạn cũng có thể lưu ý đến nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc (antihistamine) cũng khiến cho họng bị khô.
2.4. Da khô
Da khô cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước. Lúc này để khắc phục thì ngoài việc tăng số lần và lượng nước uống mỗi ngày, bạn nên sử dụng kem dưỡng ẩm sẽ giúp da trở nên mềm mịn, mượt mà hơn.
2.5. Thường xuyên cảm thấy đói
Có những trường hợp ngay cả khi vừa ăn xong cũng khiến bạn cảm thấy đói bụng. Điều này rất có thể là do não bộ đã nhầm lẫn trong việc đưa ra tín hiệu rằng bạn đang đói thay vì đang thiếu nước.
Thiếu nước có thể khiến bạn cảm thấy nhức đầu
2.6. Nước tiểu có màu khác thường
Bạn có thể phát hiện ra dấu hiệu của thiếu nước đó chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Thông thường một người bị thiếu nước thì nước tiểu sẽ ngả màu vàng sậm, nâu sẫm và đục,...
2.7. Ù tai, hoa mắt
Một cơ thể có đủ nước thì hệ tuần hoàn sẽ được lưu thông dễ dàng, máu được đưa đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào thần kinh điều khiển thính giác. Do vậy tình trạng thiếu nước sẽ khiến bạn có biểu hiện hoa mắt, ù tai.
3. Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?
Xác định lượng nước nên uống hàng ngày là việc làm cần thiết giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn. Thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến việc uống nước khi cảm thấy khát nhưng thực tế ngay cả khi không khát bạn cũng vẫn cần bổ sung thêm nước. Đối với phụ nữ, lượng nước nên bổ sung mỗi ngày là 2,7 lít (khoảng 11,5 ly nước), còn đàn ông là 3,7 lít (tương đương 15,5 cốc).
Hãy bổ sung đủ nước mỗi ngày ngay cả khi bạn không khát
Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua các loại đồ uống khác hoặc thực phẩm như canh, súp. Đặc biệt nếu bạn có tham gia tập luyện thể dục, thể thao, lao động nặng hay sinh sống và làm việc ở nơi có khí hậu nắng nóng thì cần tăng lượng nước nêu trên.
Như vậy có thể thấy nước đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt và cơ thể của con người. Thiếu nước thì sức khỏe, thậm chí là cả tính mạng của chúng ta sẽ bị đe dọa. Vì vậy hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể và nếu bạn hay bị quên điều này thì hãy đặt lịch nhắc nhở uống nước bằng cách đặt ra mục tiêu mỗi ngày.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!