Các tin tức tại MEDlatec
Dị dạng mạch máu não là gì và mức độ nguy hiểm
- 27/04/2025 | Tổn thương não vì ký sinh trùng - “thủ phạm” là món ăn khoái khẩu của nhiều người
- 28/04/2025 | Hướng dẫn đọc CT sọ não đơn giản, dễ hiểu
- 06/05/2025 | Cảnh báo nguy cơ nhồi máu não từ tình trạng tăng huyết áp
- 11/05/2025 | Hội chứng não gan: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng ngừa
- 20/05/2025 | Nuôi não là gì? Hiểu đúng để chăm sóc não bộ đúng cách
1. Tìm hiểu về dị dạng mạch máu não
Trước tiên, chúng ta cần hiểu khái quát về dị dạng mạch máu não và phân loại tình trạng này.
1.1. Khái quát tình trạng
Mạng lưới mạch máu não ở người bình thường luôn có sự kết hợp của 3 thành phần chính, bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Khi mạch máu não bị dị dạng, cấu trúc thành mạch bị biến đổi dễ có nguy cơ bị vỡ dưới áp lực tưới máu lớn. Sự bất thường này có thể dẫn đến các hệ quả như:
- Hình thành chùm mạch máu rối loạn với các trường hợp dị dạng thông động tĩnh mạch não.
- Sự chênh lệch, bất ổn của áp suất kết hợp thành mạch mỏng có thể dẫn đến tình trạng vỡ mạch máu, gây đột quỵ.
Dị dạng mạch máu não là một dạng dị tật bẩm sinh
Như vậy, về cơ bản có thể thấy rằng dị dạng mạch máu não là một dạng dị tật bẩm sinh làm cho hệ thống mạch máu bất thường, từ đó có thể dẫn đến sự chênh lệch áp suất lớn, tăng nguy cơ vỡ mạch máu.
1.2. Phân loại tình trạng
Dựa vào đặc điểm, mức độ nghiêm trọng, dị dạng mạch máu não hiện được phân loại thành 5 nhóm chính, bao gồm:
- Dị dạng động tĩnh mạch não: Đây là dị dạng có tính nguy hiểm cao. Lúc này, động mạch và tĩnh mạch liên kết trực tiếp với nhau. Từ đó dẫn đến tình trạng mao mạch không thể tiếp nhận máu để cung cấp cho mô não, hệ quả là tế bào não suy yếu và dần chết đi. Trường hợp áp suất máu tăng cao, mạch máu não có nguy cơ bị vỡ gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Dị dạng động mạch máu não thể hang: Xảy ra khi một nhánh mạch máu não nhỏ được tạo thành, trong mạch máu này chứa nhiều thành mạch mỏng. Dị dạng này có xu hướng xuất hiện tại khu vực đại não hoặc trong tủy sống, màng cứng và hệ thống dây thần kinh sọ.
- Phình động mạch não: Mô não bộ cùng hệ thống dây thần kinh xung quanh bị chèn ép bởi túi phình động mạch. Trường hợp túi phình não bị vỡ, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng xuất huyết não.
- U tĩnh mạch: Khối u hình thành từ quá trình phát triển của tĩnh mạch. Các khối u tĩnh mạch có thể gây chèn ép, khiến áp lực nội sọ tăng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Dị dạng mạch máu não làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu não
2. Nguyên nhân khiến mạch máu não bị dị dạng
Dị dạng mạch máu não được xếp vào nhóm bị tật bẩm sinh, có thể hình thành từ khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ. Nguyên nhân dẫn đến dị tật này hiện vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, tính di truyền, đột biến gen trong quá trình hình thành phôi thai,... có thể là những yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng dị dạng mạch máu não.
3. Các triệu chứng cảnh báo
Thực tế, dị dạng mạch máu não chỉ được phát hiện khi đi thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Phần lớn người mắc phải dị tật này đều không có biểu hiện rõ nét. Tuy vậy, một số người bệnh vẫn có thể có một vài triệu chứng như:
- Đau đầu.
- Lên cơn co giật hoặc động kinh.
- Yếu cơ, tứ chi khó phối hợp.
- Thường xuyên bị tê liệt, xuất hiện cơn đau bất thường.
- Thị lực kém.
- Suy giảm trí nhớ, hay bị ảo giác.
Thị lực kém là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng mạch máu não bị dị tật
4. Mức độ nguy hiểm của tình trạng dị dạng mạch máu não
Mạch máu não bị dị dạng có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh. Chẳng hạn như:
- Xuất huyết não: Sự chênh lệch áp suất giữa động mạch và tĩnh mạch là một trong những nguyên nhân khiến mạch máu bị vỡ, dẫn đến xuất huyết não.
- Suy giảm lượng oxy cho mô não: Máu không được vận chuyển qua mao mạch kéo theo tình trạng lượng oxy cung cấp đến mô não giảm. Điều này dẫn đến tình trạng suy yếu và chết đi của các mô não. Hệ quả là người bệnh dễ phải đối mặt với tình trạng yếu cơ, khó giao tiếp, tê liệt, thậm chí là đột quỵ.
Xuất huyết não là biến chứng nguy hiểm của dị dạng mạch máu não
5. Các phương pháp chẩn đoán
Trước tiên, bác sĩ thường dựa vào triệu chứng kết hợp thăm khám thực tế. Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu khác như:
- Siêu âm Doppler xuyên sọ: Phương pháp này giúp bác sĩ nhận biết được những biểu hiện bất thường ở mạch máu não.
- Chụp CT cắt lớp dựng mạch não: Hỗ trợ quan sát chi tiết hệ thống động mạch tại não bộ và cấu trúc liên kết mạch máu. Thông qua kỹ thuật này, bác sĩ cũng có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh lý.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) dựng mạch não: Cung cấp hình ảnh rõ nét hơn so với chụp CT, cho phép bác sĩ nắm bắt chi tiết các mô mềm, vị trí xuất hiện dị tật, tình trạng chảy máu trong (nếu có).
Chụp cộng hưởng từ có thể được chỉ định trong chẩn đoán dị dạng mạch máu
6. Hướng điều trị cho người bị dị dạng mạch máu não
Dị dạng mạch máu não có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Vì vậy, mục tiêu chính của việc điều trị là phòng ngừa tình trạng chảy máu. Phác đồ điều trị cụ thể cần dựa trên thể trạng sức khỏe của từng người bệnh, vị trí và kích thước của mạch máu dị dạng. Trong đó, những phương pháp điều trị thường được chỉ định là:
- Phẫu thuật loại bỏ mạch máu bị dị dạng.
- Xạ phẫu não.
- Tiến hành can thiệp nội mạch tác động đến khối dị dạng.
Phẫu thuật giúp loại bỏ mạch máu bị dị dạng
Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân không nhất thiết phải phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi để can thiệp thêm khi thực sự cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc kiểm soát triệu chứng kết hợp chăm sóc sức khỏe cải thiện tình hình thể trạng. Những loại thuốc phổ biến được sử dụng phải kể đến là thuốc giảm đau đầu, thuốc chống co giật hoặc động kinh,...
Dị dạng mạch máu não khó được phát hiện nếu người bệnh chưa biểu hiện triệu chứng. Phần lớn các trường hợp chỉ phát hiện dị tật này thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra khi bị chấn thương vùng đầu. Mạch máu dị dạng có nguy cơ bị vỡ khi gặp các điều kiện thuận lợi như tăng áp lực trong lòng mạch, do sự chênh lệch áp lực lớn giữa hệ thống động tĩnh mạch não, đe dọa tính mạng người bệnh.
Do đó, nếu nhận thấy biểu hiện bất thường, bạn nên chủ động khám sức khỏe tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Thần kinh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để kịp thời phát hiện và điều trị tránh biến chứng nguy hiểm. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!