Các tin tức tại MEDlatec
Dị ứng Amoxicillin: nguyên nhân, triệu chứng và các vấn đề liên quan
- 25/08/2021 | Tất tần tật mọi điều cần biết về hội chứng dị ứng miệng
- 10/09/2021 | Bác sĩ chỉ rõ phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
- 01/09/2021 | Một số trường hợp dị ứng khi đang mang thai và mức độ nguy hiểm
1. Nguyên nhân dẫn tới dị ứng Amoxicillin là gì?
Amoxicillin có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế thành tế bào khi khuẩn. Khi cơ thể quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc, sẽ xảy ra tình trạng dị ứng.
Thuốc kháng sinh Amoxicillin có thể gây dị ứng ở cả người lớn và trẻ em, do đó cần thận trọng khi sử dụng
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dẫn đến dị ứng Amoxicillin là:
-
Bệnh nhân có tiền sử dị ứng.
-
Gia đình có người bị dị ứng.
-
Tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, không theo đơn, sử dụng kéo dài.
-
Một số bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng thuốc.
2. Dấu hiệu nhận biết dị ứng Amoxicillin điển hình
Các dấu hiệu của dị ứng Amoxicillin nói riêng và dị ứng các thuốc kháng sinh nói chung có thể xuất hiện sớm, vài giờ sau khi sử dụng hoặc xuất hiện muộn vài ngày sau khi sử dụng.
Các dấu hiệu điển hình của tình trạng dị ứng Amoxicillin là nổi mề đay, ngứa, chảy nước mắt
Các dấu hiệu điển hình của tình trạng này là:
-
Cơ thể cảm thấy ngứa ngáy, bứt dứt.
-
Các dấu hiệu trên da như nổi mề đay, phát ban.
-
Các dấu hiệu giống cảm cúm thông thường như sốt, sổ mũi, chảy nước mắt.
-
Các dấu hiệu ở đường hô hấp như khó thở, thở khò khè.
Nặng nề hơn, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ, ngưng thở, đe dọa đến tính mạng nếu không được can thiệp y tế. Dấu hiệu của sốc phản vệ là:
-
Mạch nhanh nhỏ khó đo được.
-
Hạ huyết áp.
-
Quặn bụng, buồn nôn.
-
Mất ý thức.
-
Khó thở, ngưng thở.
Khi gặp tình trạng này, cần nhanh đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế gần nhất.
3. Một số câu hỏi liên quan đến dị ứng Amoxicillin thường gặp
3.1. Dị ứng Amoxicillin có nguy hiểm không?
Đa phần dị ứng Amoxicillin không quá nguy hiểm, chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ ở da, đường hô hấp. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan bởi dị ứng kháng sinh Amoxicillin cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh khi bị sốc phản vệ.
Do đó, tốt nhất không nên dùng thuốc bừa bãi mà cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đa phần dị ứng Amoxicillin không quá nguy hiểm, chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ ở da, đường hô hấp
3.2. Cần làm gì khi bị dị ứng thuốc kháng sinh?
Khi có các triệu chứng của dị ứng thuốc kháng sinh, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 để được hỗ trợ.
Các việc cần lưu ý khi chăm sóc người bệnh là:
-
Ngừng sử dụng ngay thuốc gây dị ứng.
-
Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp, chân cao.
-
Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn cần đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh dịch nôn làm tắc đường thở.
-
Đưa người bệnh đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
3.3. Cách phòng ngừa dị ứng Amoxicillin như thế nào?
Để phòng ngừa dị ứng Amoxicillin bạn cần chú ý:
-
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
-
Khi đang dùng thuốc mà có các dấu hiệu của dị ứng, cần dừng ngay loại thuốc đó và thông báo với nhân viên y tế.
-
Nếu đã bị dị ứng với loại thuốc nào rồi thì sau đó, khi thăm khám cần thông báo với bác sĩ.
Các biện pháp được nhiều người truyền tai nhau như uống nước chanh, ăn lòng trắng trứng,... để trị dị ứng thuốc đều chưa có cơ sở khoa học nên bạn cần chọn lọc khi áp dụng. Tránh áp dụng bừa bãi gây tác dụng ngược.
3.4. Dị ứng thuốc kháng sinh bao lâu thì hết?
Phản ứng dị ứng thuốc thông thường sẽ xuất hiện sau khoảng 1 - 72h dùng thuốc và hết sau khoảng 5 - 7 ngày khi cơ thể đã đào thải hết các chất độc. Thời gian này khác nhau phụ thuốc vào nhiều yếu tố như cơ địa từng người, mức độ của dị ứng,... Có trường hợp dị ứng nặng thì thời gian điều trị có thể kéo dài đến 1 tháng.
Phản ứng dị ứng thuốc thông thường sẽ hết sau khoảng 5 - 7 ngày khi cơ thể đã đào thải hết các chất độc
3.5. Điều trị dị ứng thuốc như thế nào?
Trong dị ứng kháng sinh, mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Thông thường, người bị dị ứng chỉ cần ngừng sử dụng loại thuốc gây dị ứng thì sau 5 - 7 ngày triệu chứng dị ứng sẽ dần hết. Một số ít trường hợp dị ứng nặng cần can thiệp y tế, lúc đó các loại thuốc có thể sử dụng như:
-
Thuốc kháng histamine.
-
Thuốc giãn phế quản.
-
Thuốc bôi ngoài da.
-
Nếu sốc phản vệ phải tiêm epinephrine.
3.6. Người bị dị ứng thuốc nên kiêng gì?
Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp tình trạng dị ứng thuốc nhanh khỏi hơn. Khi bị dị ứng thuốc, cần chú ý tránh các thực phẩm sau để tình trạng dị ứng không tiến triển nặng hơn:
-
Hải sản: Trong hải sản có chứa nhiều chất có thể làm nặng hơn tình trạng dị ứng. Tốt nhất khi bị dị ứng nên kiêng các loại hải sản như tôm, cua, cá.
-
Thực phẩm nhiều đường và muối: Thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn sẽ làm tình trạng dị ứng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, đường cũng có thể làm hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, dẫn đến kéo dài thời gian bị dị ứng.
-
Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng: những thực phẩm này khiến cơ thể nóng lên, làm tình trạng ngứa ngáy do dị ứng ngày càng trầm trọng.
Người đang bị dị ứng Amoxicillin nên kiêng hải sản, thực phẩm nhiều đường và muối
Một số thực phẩm mà người bị dị ứng nên bổ sung là nhóm thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin nhóm C như cam quýt, táo; nhóm thực phẩm chống viêm như nghệ, hành; nhóm thực phẩm giàu omega-3 như các loại đậu, các loại rau màu xanh đậm. Bên cạnh đó, người bệnh cần lưu ý uống đủ lượng nước 1 ngày, khoảng 1,5 - 2l nước.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ chuyên gia.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!