Các tin tức tại MEDlatec
Phương pháp phục hồi chân sau bị gãy xương đùi đóng đinh nội tủy
Key: đinh nội tủy
Đóng đinh nội tủy có ưu điểm gì?
Đóng đinh nội tủy cũng là phương pháp phẫu thuật điều trị gãy xương hiệu quả. Vậy phương pháp này là gì? Có những ưu điểm ra sao và cần lưu ý gì để người bệnh sớm hồi phục và trở lại cuộc sống bình thường.
1. Đóng đinh nội tủy là gì và có những ưu điểm gì?
Phẫu thuật đóng đinh nội tủy thường được áp dụng đối với người bị gãy xương ống dài. Với phương pháp này, bác sĩ chỉ cần rạch một đường rất nhỏ trên da. Sau đó, luồn đinh vào trong ống tủy và cuối cùng chốt hai đầu.
Gãy xương có thể do nhiều nguyên nhân
Đóng đinh nội tủy mang một số ưu điểm như sau:
- Phần xương bị gãy sẽ được nắn chỉnh cho thẳng lại như ban đầu và đồng thời được cố định lại mà không cần phải mở vào ổ gãy.
- Người bệnh ít có nguy cơ mất nhiều máu.
- Không gây tổn thương phần mềm.
- Giảm tỷ lệ rủi ro nhiễm trùng.
- Hạn chế tắc mạch.
- Người bệnh ít đau đớn, nhanh phục hồi.
- Những vết sẹo sau phẫu thuật thường khá nhỏ và đảm bảo tính thẩm mỹ.
2. Một số phương pháp điều trị gãy xương
Trong quá trình điều trị, xương mới sẽ được hình thành quanh những mảnh xương đã bị gãy, vỡ. Nếu được cố định đúng cách, xương mới sẽ được kết nối chính xác với xương gãy. Vì thế, trong điều trị gãy xương, vấn đề cần lưu ý nhất chính là sắp xếp xương về lại đúng vị trí cho đến khi khỏi hẳn.
Ngoài phương pháp đóng đinh nội tủy, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện điều trị gãy xương bằng những cách khác tùy theo mức độ gãy ra sao và vị trí xương bị gãy là ở đâu, cùng với một số yếu tố khác như tuổi tác, bệnh tật,...
Bó bột giúp xương bị gãy nhanh liền trở lại
Dưới đây là một số cách điều trị gãy xương:
- Bó bột: Các bác sĩ sẽ dùng một lớp bột để bảo vệ khu vực bị gãy xương. Bột có thể được làm từ thạch cao hoặc sợi thủy tinh đúc. Phương pháp này phù hợp với những trường hợp cần bất động trong nhiều tuần.
- Nẹp cố định: Là cách dùng thanh nẹp để cố định một phần của xương gãy. Cách điều trị này rất phù hợp với những trường hợp bị gãy xương kín.
- Cố định ngoài: Là phương pháp dùng đinh kim loại hay ốc vít để cố định phần trên và dưới của xương đã bị gãy. Do được kết nối với thanh kim loại ngoài da nên những đinh ốc này giúp cố định rất hiệu quả và giúp xương không bị xê dịch trong quá trình phục hồi.
- Kéo liên tục: Dùng một lực tác động nhẹ lên các cơ, gân xung quanh và kéo nhẹ nhàng, liên tục để ổn định phần xương bị gãy.
- Phẫu thuật mổ hở và cố định trong: Thường được sử dụng với các trường hợp gãy xương phức tạp. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở để trực tiếp sắp xếp hay nắn lại những phần xương đã bị gãy và sau đó dùng ốc vít hoặc dùng kim loại ngay trên bề mặt xương để cố định phần xương bị gãy.
- Thay khớp: Nếu trường hợp gãy xương nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định thay khớp.
- Ghép xương hay kết hợp xương: Nếu các mảnh xương bị gãy có khoảng cách quá lớn, người bệnh cần được điều trị sớm và ngay lập tức bằng phương pháp kết hợp xương. Bên cạnh đó, những trường hợp bị gãy xương không thể chữa lành hoặc xương chậm lành thì có thể sử dụng phương pháp điều trị này.
- Nếu bị gãy những phần xương nhỏ như xương ngón tay, ngón chân,... thì có thể nắn bóp từ bên ngoài.
Những cơn đau do gãy xương gây ra sẽ thuyên giảm nhanh chóng trước khi xương lành hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu cần thiết, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách đẩy nhanh quá trình lành xương, chẳng hạn như điều chỉnh thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi và hạn chế cử động vùng bị thương cho đến khi xương lành lại. Các trường hợp bị bất động một phần cơ thể quá lâu ngày có thể bị mất sức mạnh cơ bắp cũng như phạm vi chuyển động.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ được áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để khôi phục khả năng vận động ở phần xương bị gãy. Người bệnh cũng đừng quên tuân thủ theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ.
3. Phòng tránh gãy xương bằng những phương pháp nào?
Để hạn chế nguy cơ gãy xương, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, chế độ ăn khoa học và chế độ tập luyện và vận động hợp lý.
- Về chế độ dinh dưỡng:
Bạn có thể bổ sung viên uống canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ nên bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ. Bổ sung sai cách có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tốt nhất, hãy bổ sung canxi và vitamin D qua chế độ ăn hàng ngày. Chị em đang trong độ tuổi mãn kinh cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Một số thực phẩm có chứa nhiều canxi mà bạn nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày như sữa, sữa chua hay các loại rau lá và có màu xanh đậm,...
Các thực phẩm nhiều vitamin D mà bạn có thể bổ sung như các loại cá và trứng. Đừng quên rằng vitamin D có rất nhiều trong ánh nắng mặt trời. Tác dụng của vitamin D chính là giúp tăng cường khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể.
- Về chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng và góp phần phòng ngừa nguy cơ gãy xương:
+ Tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện khả năng chịu lực, từ đó tăng mật độ xương và khối lượng cơ. Bạn có thể tham khảo một số bài tập như chạy bộ, bơi lội, tập tạ,... Nếu cần thiết, có thể tập luyện thêm một số bài tập vật lý trị liệu để tăng cường khả năng giữ thăng bằng.
+ Phòng ngừa té ngã bằng cách dùng thảm chống trượt, dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, nếu cần thiết có thể dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại, khi tham gia giao thông cần tập trung cao độ và chú ý quan sát.
Trên đây là một số thông tin về đóng đinh nội tủy, các phương pháp điều trị gãy xương và cách phòng ngừa gãy xương. Nếu cần được giải đáp thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!