Các tin tức tại MEDlatec
Đừng bỏ qua những cơn đau bụng dưới trong chu kỳ rụng trứng của phụ nữ
- 23/12/2019 | Siêu âm rụng trứng và những điều cần lưu ý
- 19/06/2019 | Siêu âm rụng trứng có tác dụng gì?
1. Những điều cần biết về đau bụng dưới
Đau bụng dưới trong thời kỳ rụng trứng hay còn được gọi là mittelschmerz. Trong tiếng Đức, điều này có nghĩa là “đau giữa kỳ”. Trong hầu hết các trường hợp thì những cơn đau này thường diễn ra trong một thời gian ngắn.
Bạn có thể cảm nhận thấy rõ đau một bên trong vài phút hoặc thậm chí vài giờ trong chu kỳ rụng trứng của phụ nữ. Rụng trứng liên quan đến sưng nang và sau đó vỡ ra để giải phóng trứng sau khi cơ thể bạn tăng hormone luteinizing (LH) .
Sau khi trứng được giải phóng, ống dẫn trứng co lại để giúp nó tiếp cận tinh trùng đang chờ thụ tinh. Máu và chất lỏng khác từ nang bị vỡ cũng có thể xâm nhập vào khoang bụng và xương chậu trong quá trình này và gây kích ứng. Do đó, bạn sẽ cảm thấy những cơn đau âm ỉ hoặc nhói đau, đi kèm với buồn nôn,…
Nếu cơn đau của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc xảy ra tại các thời điểm khác trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn thì đừng nên chủ quan bỏ qua. Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay tại những địa chỉ uy tín để phát hiện bệnh sớm.
Rụng trứng là quá trình sinh lý bình thường của phụ nữ
2. Các nguyên nhân gây đau khác trong chu kỳ rụng trứng của phụ nữ
Có một số nguyên nhân khác khiến bạn có thể bị đau trong chu kỳ kinh nguyệt. Hãy thử theo dõi thời gian và vị trí bạn cảm thấy khó chịu. Nếu thời gian đau kéo dài và xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân cũng như được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Để tìm ra được nguồn gốc chính xác của các cơn đau, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm. Có thể tham khảo một vài nguyên nhân phổ biến dưới đây:
2.1 U nang buồng trứng
U nang buồng trứng có thể gây ra một số triệu chứng từ đau bụng âm ỉ có thể đến đau từng cơn, đau đột ngột. Một số u nang có thể không gây ra triệu chứng nào cả.u nang buồng trứng bao gồm: u nang nhầy, nang nước, u nang bì, u quái, nang dạng lạc nội mạc tử cung,...
Đừng nên chủ quan khi đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt
Ngoài ra, còn có tình trạng khác gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được đánh dấu bằng nhiều nang nhỏ trên buồng trứng. Hội chứng này nếu không được điều trị sớm có thể gây ra vô sinh.
Bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ để giúp xác định xem bạn có bị u nang hay không và bản chất đó là loại u nang gì, có những loại nang buồng trứng sinh lý có thể tự mất đi sau các chu kỳ kinh nguyệt mà không cần sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, có những u nang có thể thể phát triển bất thường, hoặc dẫn đến các biến chứng cần được loại bỏ sớm.
2.2 Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý thường gặp gây ra đau bụng trong chu kỳ kinh do các mảng niêm mạc tử cung bong ra và phát triển bên ngoài tử cung.
Tương tự như vậy, dính buồng tử cung (còn được gọi là hội chứng Asherman) có thể phát triển nếu bạn đã thực hiện các phẫu thuật trước đó bao gồm nạo vét và nạo (D & C) hoặc sinh mổ. Nhiễm trùng trước trong tử cung cũng có thể gây ra những kết dính này. Hội chứng Asherman có thể phát triển mà không biết rõ nguyên nhân.
Siêu âm thông thường không thể phát hiện được bệnh này nên các bác sĩ có thể yêu cầu tiến hành chụp xquang tử cung - vòi trứng hoặc nội soi thăm dò tử cung-phần phụ để kiểm tra. Đây là những thủ tục phẫu thuật cho phép bác sĩ nhìn thấy trực tiếp bên trong tử cung và 2 phần phụ.
Những cơn đau dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra trong thời gian ngắn
2.3 Nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Bạn bị ra nhiều khí hư có thể kèm theo bị sốt, đau 2 phần phụ hay cảm thấy nóng rát khi đi tiểu? Những triệu chứng này có thể xuất phát từ nguyên nhân nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu không điều trị, nhiễm trùng và các bệnh lây qua đường tình dục có thể dẫn đến vô sinh hoặc thậm chí có thể gây ra tử vong.
Các thủ thuật y tế hoặc thậm chí việc sinh con có thể gây ra nhiễm trùng. Đôi khi, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) có thể gây đau vùng chậu nói chung. Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ mắc phải một trong số những bệnh trên, hãy đi khám bác sĩ. Điều này sẽ giúp phát hiện bệnh sớm và được điều trị đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Tầm soát ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là rất quan trọng
Theo khuyến cáo phụ nữ nên khám phụ khoa định kỳ, đặc biệt là những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và những phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh. Đây là cách giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. Hơn nữa, khi thăm khám bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia để điều chỉnh lối sống khoa học nhằm giảm nguy cơ bệnh tật.
Bạn nên tìm cho mình một địa chỉ thăm khám uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, trở thành địa chỉ khám bệnh uy tín của nhiều bệnh nhân. Đặc biệt ở đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, cùng hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Để được tư vấn miễn phí cũng như đặt lịch khám nhanh chóng, liên hệ ngay theo hotline 1900 56 56 56.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!