Các tin tức tại MEDlatec
Gan nhiễm mỡ có sao không? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh lý
- 30/11/2023 | Gan nhiễm mỡ có triệu chứng gì? Phương pháp chẩn đoán bệnh
- 09/08/2024 | Gan nhiễm mỡ có nguy hiểm không? Khám gan nhiễm mỡ ở đâu uy tín?
- 30/11/2023 | Thông tin về bệnh lý gan nhiễm mỡ và cách phòng ngừa
1. Những nguyên nhân gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là một dạng bệnh lý hình thành do sự tích tự các chất béo quá nhiều ở trong mô gan, có thể gây viêm hoặc không. Lượng mỡ trong gan của người bệnh thường chiếm ít nhất khoảng 5 - 10%.
Gan nhiễm mỡ hình thành do sự tích tụ quá mức của chất béo ở trong gan
Đa số các trường hợp bị gan nhiễm mỡ là do uống nhiều bia rượu hoặc các loại đồ uống có cồn trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ cao như:
● Người bị thừa cân và béo phì.
● Người có nồng độ cholesterol ở trong máu cao.
● Bệnh nhân bị viêm gan.
● Bệnh nhân mắc tiểu đường type 2.
● Người bị đa nang buồng trứng.
● Những trường hợp bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
● Người bị suy giảm các chức năng của tuyến giáp hoặc tuyến yên.
● Người cao tuổi.
2. Những triệu chứng của bệnh lý
Ở giai đoạn đầu, bệnh không có dấu hiệu rõ ràng và thường chỉ được phát hiện khi thăm khám sức khỏe, thực hiện siêu âm gan. Các biểu hiện của bệnh lý chỉ xuất hiện khi bệnh phát triển đến các giai đoạn sau đó như:
Các biểu hiện của gan nhiễm mỡ ở các giai đoạn sau
● Bị đau bụng hoặc bị khó chịu vùng bụng phía trên bên phải.
● Có dấu hiệu chán ăn.
● Da và mắt có thể bị vàng, nước tiểu có màu sẫm hơn.
Khi bệnh tiến triển thành xơ gan có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện như:
● Bị cổ trướng bụng hoặc bị phù nề chân.
● Kích thước của lá lách trở nên to hơn.
● Xuất huyết tiêu hóa.
● Ngứa da,...
3. Gan nhiễm mỡ có sao không? Những biến chứng nguy hiểm
Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý mạn tính có khả năng tiến triển nặng với những triệu chứng không quá rõ ràng. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện vào giai đoạn đầu. Thế nhưng, nếu không được kiểm soát thì bệnh sẽ phát triển sang các giai đoạn nặng hơn và khiến cho các chức năng gan bị ảnh hưởng, kéo theo đó là rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
3.1. Bệnh viêm gan
Không phải trường hợp nào cũng phát triển thành viêm gan (tổn thương gan thoái hóa với nguyên nhân không do rượu) mà chỉ khoảng 30% trường hợp bệnh được ghi nhận. Hiện tượng viêm và bị tổn thương các tế bào gan sẽ có nguy cơ tiến triển thành xơ hóa và xơ gan (đây là những loại sẹo gan hoặc ung thư gan).
Bệnh nhân viêm gan thường có dấu hiệu mệt mỏi, ăn không ngon, màu nước tiểu sẫm hơn,... Các tình trạng viêm gan về lâu ngày thường dễ bị xơ hóa và khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gan nhiễm mỡ có thể chuyển biến thành viêm gan
3.2. Bệnh xơ gan
Đây cũng là một biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ, có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Bệnh nhân xơ gan có những dấu hiệu điển hình như thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, nước tiểu vàng hơn, bị chướng bụng,...
3.3. Ung thư gan
Sau một thời gian, lượng mỡ tích tụ lại ở trong gan ngày một cao có thể gây nên tình trạng viêm gan hoặc xơ gan. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách, thêm vào đó là các tác nhân xấu tấn công khiến cho những tế bào gan dần bị tiêu diệt. Về lâu dài, quá trình này có thể dẫn đến tình trạng đột biến tự phát và có thể phát triển thành bệnh ung thư gan nguy hiểm.
3.4. Tác động xấu đến tim mạch
Gan nhiễm mỡ không do rượu có thể làm tăng tỷ lệ bị mắc các bệnh lý về tim mạch như: tim mạch vành, bị suy tim, bị đột quỵ hoặc bị rối loạn nhịp tim,... Những bệnh lý liên quan đến tim mạch thường là nguyên nhân gây tử vong khá phổ biến đối với các trường hợp bị gan nhiễm mỡ nguyên nhân không do rượu.
3.5. Rối loạn nhiều cơ quan khác
Không chỉ gây biến chứng ở trên gan, bệnh nhân gan nhiễm mỡ còn có thể bị mắc phải nhiều bệnh lý rối loạn ở các cơ quan khác ví dụ: ung thư đại - trực tràng, bị loãng xương, tích trữ glycogen,... Các biến chứng này khi kết hợp với gan nhiễm mỡ có thể tác động xấu đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của người bệnh.
Gan nhiễm mỡ có thể khiến nhiều cơ quan bị ảnh hưởng
4. Những biện pháp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Thực tế, gan nhiễm mỡ vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Hướng xử lý bệnh sẽ tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Song song với những can thiệp y tế thì người bệnh cần điều chỉnh là lối sống và cần giảm cân khoa học.
Tuy nhiên, có thể liệt kê một số phương pháp chữa trị hiện đang được áp dụng như sau:
4.1. Kiểm soát đái tháo đường
Bệnh nền đái tháo được cũng là một trong những nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Vì vậy, trong quá trình điều trị bạn cần uống thuốc đúng theo hướng dẫn từ bác sĩ điều trị, thường xuyên tập thể thao và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý,... để duy trì lượng đường huyết được ổn định.
4.2. Kiểm soát chế độ ăn
Thực tế, khẩu phần ăn hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh. Do đó, việc điều chỉnh lại chế độ sẽ giúp cải thiện rất hiệu quả. Sau đây là một số nhóm thực phẩm người bị gan nhiễm mỡ nên ưu tiên:
- Rau xanh và trái cây: giàu vitamin, chất xơ,... tốt cho hệ tiêu hóa và giảm sự tích tụ mỡ ở trong gan.
- Ưu tiên các loại thịt trắng giàu protein như thịt gia cầm, cá, hải sản,... giúp duy trì cân nặng hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung lòng trắng trứng, các loại đậu,... Đây cũng là nguồn cung cấp protein tốt.
- Sữa ít béo và những chế phẩm từ sữa ít béo.
- Bổ sung một số loại trà giúp thanh lọc, giải độc gan như trà lá sen, artiso,...
Các loại thực phẩm cần tránh:
- Không dùng các loại thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật hay thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,...
- Hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, trâu,...
- Không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn,...
- Không ăn thực phẩm quá đậm gia vị,...
4.3. Chế độ luyện tập khoa học
Cân nặng sẽ có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với những bệnh nhân bị mắc gan nhiễm mỡ. Người bệnh không chỉ cần thay đổi chế độ ăn mà còn phải tăng cường tập luyện để có thể giảm cân khoa học. Ban đầu, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và vừa sức, sau đó có thể tăng dần cường độ theo hướng dẫn của các bác sĩ, chuyên gia. Việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh khá tốt.
4.3. Kiểm soát các rối loạn lipid máu
Đây là một trong những biện pháp được các bác sĩ khuyên trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Gan chịu trách nhiệm chuyển hóa các lipid. Nếu nồng độ lipid ở mức quá cao sẽ khiến nồng độ cholesterol và triglycerid tăng cao ở trong máu. Khi đó, gan không thể chuyển hóa và khiến cho gan nhiễm mỡ xuất hiện.
Tùy tình trạng bệnh lý mà phương án điều trị sẽ được chỉ định cho phù hợp
4.4.Sử dụng vitamin E
Vitamin E cũng là một trong những yếu tố giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Thế nhưng, sử dụng vitamin E thường không được chỉ định cho bệnh nhân bị mắc đái tháo đường, các bệnh nhân nam từng bị hoặc có gia đình với tiền sử ung thư tuyến tiền liệt. Do đó, việc dùng vitamin E cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ điều trị.
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc gan nhiễm mỡ có sao không. Thực tế, gan nhiễm mỡ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh kéo dài không được điều trị sẽ khiến bệnh nhân gặp nguy hiểm. Tốt nhất, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Gan - Tụy - Mật thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng chữa trị. Quý khách có thể đặt lịch khám trước bằng cách liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!