Các tin tức tại MEDlatec
Giãn phế quản ở người lớn: triệu chứng và phương pháp điều trị
- 11/12/2020 | Điểm danh ngay dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ theo từng giai đoạn
- 10/09/2020 | Giãn phế quản - Nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán
- 11/12/2020 | Bé bị viêm phế quản thở khò khè có nguy hiểm không?
1. Bệnh giãn phế quản ở người lớn là gì?
Giãn phế quản là tình trạng giãn khiến phế quản ở người bệnh rộng hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây nhiễm trùng và các bệnh lý hô hấp khác.
Giãn phế quản gây tích tụ dịch nhầy và gây bệnh hô hấp
Tình trạng giãn phế quản sẽ gây nhiều hệ lụy sức khỏe, bao gồm:
-
Gây khó khăn cho việc loại bỏ đờm, chất nhầy đường hô hấp.
-
Tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng cư trú sinh sôi, phát triển gây bệnh trong môi trường chất nhầy.
-
Dễ bị kích thích từ yếu tố môi trường, thời tiết, vi khuẩn gây sưng viêm phế quản.
Giãn phế quản làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp, tình trạng này khiến phế quản giãn nhiều hơn. Quá trình này cứ lặp lại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đường hô hấp của người bệnh, bệnh càng nghiêm trọng thì điều trị càng khó khăn, khó đáp ứng.
2. Triệu chứng và chẩn đoán giãn phế quản
Triệu chứng của giãn phế quản ở người lớn chính là các ảnh hưởng hô hấp mà nó gây ra, thường gặp nhất là ho, ho ra đờm, hụt hơi, khó thở. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: đau ngực, ngừng thở, ho ra máu, viêm xoang,… Các triệu chứng toàn thân gặp phải do viêm đường hô hấp như: cơ thể mệt mỏi, chán ăn, gầy sút, tinh thần giảm sút,…
Giãn phế quản ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe đường hô hấp
Dựa trên triệu chứng và khám thực thể, đôi khi kết hợp với chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ có thể xác định bệnh nhân bị giãn phế quản. Song để đánh giá ảnh hưởng của bệnh cũng như các nguy cơ khác, các xét nghiệm có thể chỉ định bao gồm:
Cấy đờm
Cấy đờm cho biết chính xác tình trạng nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn và cụ thể loài vi sinh vật gây bệnh.
Xét nghiệm máu
Bệnh nhân giãn phế quản cần thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra, đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn trong đợt cấp.
Xét nghiệm chức năng hô hấp
Xét nghiệm này giúp đo chức năng hô hấp, khí máu và thăm dò phế quản.
3. Điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân giãn phế quản thế nào?
Với bệnh giãn phế quản, hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để, việc điều trị hiện tại chỉ nhằm mục tiêu giảm tiến triển và triệu chứng bệnh, bao gồm:
Điều trị giãn phế quản chủ yếu tập trung vào kiểm soát bệnh và ngừa biến chứng
-
Ngăn ngừa nhiễm trùng.
-
Tránh giãn phế quản nặng hơn.
-
Nâng cao chất lượng cuộc sống.
-
Điều trị giảm triệu chứng bệnh.
Để đạt được những mục tiêu điều trị này, bệnh nhân cần chẩn đoán và điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ chủ yếu kê thuốc giảm triệu chứng bệnh, bệnh nhân vẫn cần thực hiện chăm sóc và lối sống lành mạnh như sau:
3.1. Chăm sóc và nghỉ ngơi đúng cách
Các thói quen sinh hoạt sau người bệnh cần lưu ý:
Vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ
Tắm rửa, đánh răng hàng ngày, sau khi ăn giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và xâm nhập tạo thành ổ viêm phế quản. Ngoài ra, cần lưu ý đảm bảo quần áo, chăn ga, gối, môi trường sống sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng.
Giữ ấm cơ thể
Khi bị lạnh, hệ miễn dịch cơ thể yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn, đặc biệt là bệnh do virus, vi khuẩn gây ra.
Tư thế ngủ phù hợp
Bệnh nhân giãn phế quản thường gặp khó khăn về hô hấp, nhất là khi ngủ nên tư thế ngủ phù hợp là: nằm ngửa, gối đầu cao, đảm bảo hỗ hấp dễ dàng.
Giảm ho
Bệnh nhân giãn phế quản nếu ho nhiều nên nằm gối đầu cao, nghiêng về một bên, làm ẩm không khí và uống nhiều nước ấm. Khi đó, đờm sẽ dễ long và bệnh nhân có thể khạc ra ngoài, không cản trở đường thở.
Hạn chế yếu tố kích thích ảnh hưởng
Các yếu tố khiến bệnh giãn phế quản nặng hơn như: Thời tiết chuyển mùa, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, khói công nghiệp,…
Khói bụi là yếu tố kích thích giãn phế quản
3.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp bệnh nhân giãn phế quản cải thiện tình trạng bệnh, ngược lại nếu dinh dưỡng kém, bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên ăn uống từ chuyên gia:
Ưu tiên nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, thanh đạm
-
Các thực phẩm chính: gạo, đậu Hà Lan, bột mì, kiều mạch,…
-
Thực phẩm giàu Protein: sữa đậu nành, đậu phụ, sữa bò, trứng gà,…
Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Có nhiều trong: Bắp cải, dưa hấu, bầu, bí, táo, quýt, đào, hồng, mía, ngó sen, mướp,…
Thực phẩm bổ trợ cầm máu, giảm ho, nhuận phổi
Ngó sen có tác dụng rất tốt với bệnh nhân giãn phế quản có triệu chứng khạc ra máu, ngoài ra hạch đào nhân, hạt bí đao,… có tác dụng giảm ho, nhuận phổi, có thể dùng hàng ngày.
Kiêng rượu
Rượu chứa chất kích thích thần kinh, đặc biệt làm tê liệt trung khu hô hấp nên khiến bệnh nhân giãn phế quản hô hấp đã khó khăn sẽ có tình trạng khó thở, ngừng thở nguy hiểm.
Hạn chế thực phẩm cay, kích thích
Các món chiên rán, mỡ động vật, thực phẩm chế biến cay, hạt cải, hạt tiêu,… đều kích thích niêm mạc khí quản giãn, gây ho và khó thở hơn.
Kiêng thực phẩm lạnh
Chúng ta vẫn biết rằng những người bị ho, bệnh phế quản đều không nên ăn thực phẩm lạnh, từ đồ uống, kem, bánh,… vì sẽ gây kích thích, gây ho và bệnh giãn phế quản nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm lạnh không tốt cho bệnh nhân giãn phế quản
Giãn phế quản ở người lớn là bệnh không thể khắc phục hoàn toàn mà sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, gây nhiễm trùng và bệnh lý hô hấp tái phát nhiều lần. Vì thế, chăm sóc nghỉ ngơi hợp lý là điều quan trọng bên cạnh tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!