Các tin tức tại MEDlatec
“Giắt túi” sổ tay kiến thức từ a-z về xét nghiệm tiểu đường
- 21/12/2018 | Cảnh báo tử vong do biến chứng tiểu đường
- 11/04/2019 | Xét nghiệm tại nhà hết gánh lo bệnh tật và lợi ích không ngờ
1. Tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là khi lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể bạn bị thiếu hụt insulin, dẫn đến rối loạn chuyển hóa đường trong máu.
Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh mãn tính, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gây tổn thương ở các cơ quan khác như mắt, thận, thần kinh và các bệnh lý nghiệm trọng khác.
Bệnh tiểu đường nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng.
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2017, Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người đang chung sống với bệnh tiểu đường (đái tháo đường).
Đáng chú ý, trong chương trình "Gia đình cùng hành động sớm phòng, chống bệnh đái tháo đường"do Bộ Y tế thực hiện vào năm 2018, con số 70% người bị tiểu đường tại Việt Nam chưa được chẩn đoán bệnh khiến không ít người hoang mang.
2. Nguyên nhân gây nên tiểu đường
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
Mặc dù chưa rõ về nguyên nhân tiểu đường type 1 nhưng theo các chuyên gia, bệnh này có thể do yếu tố di truyền và môi trường gây ra. Nguyên nhân khác có thể do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khiến insulin giảm hoặc mất hoàn toàn. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 2 và tiền tiểu đường
Những người bị tiểu đường type 2, các tế bào trở nên kháng hoạt động của insulin và tuyến tụy không thể tạo đủ insulin để vượt qua sự đề kháng này. Điều này dẫn đến lượng đường trong cơ thể không thể đến các tế bào mà tích tụ trong máu.
Các chuyên gia cho rằng, ngoài yếu tố di truyền và môi trường thì béo phì là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type. Tuy nhiên, không phải ai mắc bệnh tiểu đường type 2 đều thừa cân.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn.
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, các thai phụ cần xét nghiệm tiểu đường thường xuyên, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Triệu chứng tiểu đường
Nếu thấy các triệu chứng dưới đây, bạn cần xét nghiệm tiểu đường ngay lập tức.
Khát nước trong thời gian dài
Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự động tách phần nước có trong các tế bào rồi bơm trực tiếp vào máu để pha loãng lượng đường bị dư. Các tế bào khi thiếu nước sẽ kích thích não gây nên cảm giác khát nước liên tục.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
Nếu một ngày bạn đi tiểu quá 7 lần, bạn có thể bị tiểu đường. Nguyên nhân do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, thận hoạt động mạnh hơn nên đi tiểu nhiều hơn.
Sụt cân bất thường
Khi mất nhiều đường qua nước tiểu, bạn có thể bị sụt cân. Tiểu đường khiến cơ thể không thể chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, nó buộc phải lấy năng lượng từ các mỡ và các cơ. Thiếu insulin dẫn tới giảm tổng hợp protein và mỡ, tăng quá trình tiêu protein, tiêu mỡ tất yếu sẽ dẫn đến sụt cân.
Luôn có cảm giác đói và mệt mỏi
Khi cơ thể không thể hấp thu lượng đường cần thiết trong máu để giải phóng năng lượng do sự thiếu hụt insulin, đường sẽ bị tích trữ trong máu và ra khỏi cơ thể. Vì thế, nhu cầu nạp thức ăn để lấy thêm năng lượng sẽ tăng cao, bù lại phần năng lượng bị thiếu, dẫn đến cảm giác đói và mệt mỏi.
Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch bị ức chế, điều này làm giảm khả năng đề kháng khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và nấm. Vì vậy, người bị tiểu đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.
Thị lực yếu
Lượng đường trong máu cao sẽ phá hủy mao mạch ở đáy mắt dẫn tới xuất huyết, phù nề, đặc biệt phù ở hoàng điểm sẽ làm giảm thị lực.
Các triệu chứng khác
Chân tay tê, bị ngứa như kiến bò, chậm lành vết thương.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, cơ thể bạn không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, ngoài kết hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng và tập luyện thể dục thể thao, bạn cần xét nghiệm tiểu đường định kỳ để bảo vệ sức khỏe.
3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường có biến chứng nguy hiểm như tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường, biến chứng võng mạc...
- Biến chứng tim mạch
Theo thống kê, 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch.
- Suy thận
20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận...
- Biến chứng về mắt
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc phải bệnh võng mạc mắt cao hơn do lượng đường huyết trong máu cao làm cho các mạch máu bị nhỏ lại, võng mạc bị tắc nghẽn, gây ra tổn thương mắt.
Ngoài ra, bệnh cũng làm tăng nguy cơ đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp và thậm chí dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng về thần kinh
Khi lượng đường trong máu quá cao những mạch máu nhỏ nuôi dây thần kinh sẽ bị tổn thương. Từ đó, các dây thần kinh không nhận được đủ chất dinh dưỡng và oxy dẫn đến thay đổi cảm giác, tê bì, yếu cơ, chủ yếu ở các ngón tay.
- Chậm lành vết thương
Các mạch máu hẹp và cản trở lưu thông máu, khi lượng đường trong máu quá cao. Điều này dẫn đến các vết thương khó lành hơn.
Ngoài ra, khi dây thần kinh bị tê liệt, vết thương bị bị lở loét và nhiễm trùng nặng hơn.
- Biến chứng nhiễm trùng
Lượng đường trong máu cao là môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn phát triển, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, vì thế, cơ thể dễ bị nhiễm trùng.
Trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, các chuyên gia Y tế Bệnh viện đa khoa MEDLATEC khuyến cáo người dân nên xét nghiệm tiểu đường định kỳ để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Xét nghiệm tiểu đường là việc làm cần thiết đối với bạn.
4. Xét nghiệm tiểu đường ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều các cơ sở y tế xét nghiệm tiểu đường hoặc các bạn có thể tự xét nghiệm đường máu tại nhà bằng một số loại máy đo đường huyết.
Tuy nhiên, để có người đồng hành trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín. Bởi khi có kết quả bất thường, đội ngũ y tế sẽ tư vấn, phân tích và đưa ra hướng điều trị hiệu quả cho gia đình bạn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, hệ thống máy xét nghiệm tự động được nhập khẩu hàng hiện đại nhất giúp đưa kết quả chính xác, nhanh chóng. Với độ phủ của hơn 30 tỉnh thành và gần 20 chi nhánh tại Hà Nội, thương hiệu Bệnh viện MEDLATEC đã được người dân cả nước đặt niềm tin.
Đặc biệt, là bệnh viện đi đầu về dịch vụ xét nghiệm tại nhà, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đội ngũ kỹ thuật viên xét nghiệm được đào tạo theo quy chuẩn Bộ Y tế, phục vụ lấy mẫu và trả kết quả tận nơi rất tiện lợi.
Xét nghiệm tiểu đường tại Bệnh viện đa khoa MEDLATEC chỉ sau 45 phút có kết quả, đảm bảo vệ độ chính xác, tiện lợi.
Sau khi có kết quả xét nghiệm tiểu đường, khách hàng được chuyên gia y tế tại bệnh viện tư vấn tận tình. Với phương châm “Dịch vụ tốt, công nghệ cao”, MEDLATEC xứng đáng là người bạn đồng hành trên chặng đường chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.
Mọi thông tin chi tiết, Qúy khách hàng vui lòng liên hệ:
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
Tổng đài: 1900 56 56 56
Website: medlatec.vn * Email: info@medlatec.com.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!