Các tin tức tại MEDlatec
Góc giải đáp: Khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt?
- 19/04/2021 | Cách điều trị vết côn trùng đốt ở trẻ em giúp vết thương mau lành
- 06/01/2021 | Gợi ý cách xử trí khi bị kiến ba khoang đốt
- 24/08/2020 | Ong đốt - Chuyện dở khóc dở cười của cô gái sau nguy kịch
1. Trẻ thường bị những côn trùng nào đốt?
Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh rất dễ bị côn trùng đốt do các bé chưa biết cách phòng vệ và bảo vệ bản thân. Có thể kể đến những loại côn trùng thường gặp như muỗi, kiến, ong, bọ chét, bọ cánh cứng, chuồn chuồn, rệp,… Chúng thường đốt ở những vùng da không được che bởi quần áo.
Tùy loài côn trùng và cơ địa của mỗi trẻ mà vết đốt sẽ có những biểu hiện khác nhau, khiến trẻ cảm thấy ngứa hoặc đau nhức. Điều này khiến các ba mẹ lo lắng và thực sự không biết khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt để bảo vệ con trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Trẻ em rất dễ bị muỗi, kiến, bọ,… đốt do chưa biết cách chủ động phòng tránh
2. Xử trí như thế nào khi trẻ bị côn trùng đốt?
Tùy vào đặc điểm của vết đốt và phản ứng của trẻ mà ba mẹ có cách xử trí kịp thời, giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời, giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của vết đốt.
Vết đốt côn trùng gây ngứa
Với những vết đốt côn trùng gây ngứa trên da, bạn có thể thoa kem có thành phần kẽm khoảng 4 lần/ngày cho con. Đây là một trong những cách được rất nhiều ba mẹ áp dụng và mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý, tuyệt đối không để trẻ gãi hay chà sát mạnh lên chỗ ngứa vì có thể gây trầy xước và viêm nhiễm.
Vết đốt côn trùng gây đau
Với những vết đốt côn trùng gây đau, trẻ có thể khó chịu và quấy khóc. Lúc này, hãy dùng khăn lạnh chườm lên vùng da bị đau trong khoảng 20 phút. Hoặc để giảm đau hiệu quả hơn, ngâm một chiếc khăn sạch vào dung dịch baking soda rồi thực hiện tương tự.
Khi bị côn trùng đốt, bé có thể cảm thấy ngứa hoặc đau
3. Vậy khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt?
Mặc dù một số loài côn trùng khi đốt sẽ không gây ảnh hưởng nhiều, đơn thuần chỉ ngứa hoặc đau trong vài giờ hoặc 1 - 2 ngày rồi tự động hết. Nhưng cũng có một số loài côn trùng khi đốt sẽ mang mầm bệnh và gặp biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Dấu hiệu cho biết trẻ cần gặp bác sĩ sau khi bị côn trùng đốt
Nếu bạn không biết khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt thì dưới đây là câu trả lời.
-
Vết đốt sưng to và đau nhiều.
-
Vùng da bị đốt nóng và ửng đỏ lan rộng ra xung quanh.
-
Thấy kèm ban đỏ toàn thân.
-
Vết đốt lở loét, sưng mủ, chảy dịch vàng.
-
Trẻ bị sốt.
-
Trẻ bị phát ban với những nốt hình tròn hoặc hình vòng. Lúc này, ba mẹ cần đưa con đi khám ngay vì rất có thể, trẻ bị bọ ve cắn và nhiễm bệnh Lyme.
Biến chứng nguy hiểm sau khi trẻ bị côn trùng đốt, cần được gặp bác sĩ
Đặc biệt, một số trẻ sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm sau khi bị côn trùng đốt. Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng một khi con xuất hiện các triệu chứng dưới đây, ba mẹ không nên phân vân khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt mà hãy đưa trẻ đến phòng khám, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Nếu bé bị sốt, mệt mỏi, khó thở, mất ý thức,… sau khi bị côn trùng đốt thì cần đến gặp bác sĩ
-
Phù nề da, môi, họng, lưỡi hoặc mặt.
-
Gặp các vấn đề nghiêm trọng về hô hấp như khó thở, thở khò khè,…
-
Mạch đập nhanh hoặc yếu, nhịp tim không đều.
-
Nổi mề đay.
-
Chóng mặt, ngất xỉu, mất ý thức.
-
Buồn nôn, ói mửa, đau quặn bụng, tiêu chảy.
-
Da tái nhợt, xanh xao.
-
Đổ mồ hôi nhiều.
-
Lú lẫn, nói lắp.
4. Cách phòng ngừa côn trùng đốt ở trẻ
Để thoát khỏi nỗi lo lắng khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt, ba mẹ hãy chủ động phòng tránh côn trùng đốt cho bé yêu nhà mình bằng những biện pháp sau.
Mặc quần áo dài và sáng màu
Khi đưa trẻ ra ngoài chơi, đặc biệt là ở những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm, cỏ cao,… ba mẹ nên cho con mặc quần áo dài, màu sắc tươi sáng. Nếu cẩn thận hơn, có thể mang tất và nhét tất vào ống quần. Lưu ý là trang phục không gây khó chịu hay nóng bức cho trẻ, ngược lại, phải đảm bảo sự thoải mái để trẻ có thể thỏa thích chạy nhảy, vui chơi.
Khi cho bé ra ngoài vui chơi, hãy mặc đồ dài để phòng tránh côn trùng đốt
Sử dụng màn chống muỗi
Muỗi có thể lây truyền bệnh sốt xuất huyết, vì thế, hãy ngăn chặn muỗi đốt bằng cách sử dụng màn chống muỗi khi cho trẻ ngủ, bất kể là ngủ trên giường, võng, nôi hay cũi; ngủ ban ngày hay ban đêm. Đối với bé nhỏ, khi cho ngồi xe đẩy và đẩy ra ngoài chơi, việc mắc màn chống muỗi cũng không bao giờ là thừa.
Giữ gìn, vệ sinh môi trường sống
Những việc mà các gia đình có con nhỏ nên làm là không vứt rác bừa bãi, không để nước tù đọng quanh nhà, thường xuyên làm sạch nước trong máng xối, chậu hoa, thau chậu, tìm kiếm và tiêu diệt các tổ côn trùng (kiến, mối),… Giữ gìn, vệ sinh môi trường sống cũng là cách ngăn chặn côn trùng làm tổ, sinh, phát triển và gây bệnh.
Cẩn thận khi cho trẻ chơi với thú cưng
Nếu nhà có nuôi thú cưng như chó, mèo thì cần thận trọng khi cho trẻ chơi đùa cùng những con vật này. Song song đó, nên tắm rửa và vệ sinh lông thường xuyên cho thú cưng để đảm bảo chúng sạch ve, bọ chét.
Và còn rất nhiều biện pháp khác như dùng thuốc diệt côn trùng, đóng kín cửa trong nhà, hướng dẫn con không bắt, chạm vào các con vật lạ,… mà ba mẹ có thể áp dụng để ngăn chặn tình trạng côn trùng đốt ở trẻ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ trả lời được câu hỏi khi nào cần khám bác sĩ nếu trẻ bị côn trùng đốt, đồng thời, chủ động có cách phòng tránh để bé yêu nhà mình luôn an toàn và khỏe mạnh.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!