Các tin tức tại MEDlatec
Góc tư vấn: Nên làm gì và không nên làm gì khi bị căng cơ?
- 22/05/2021 | Phân biệt bong gân và căng cơ - hướng dẫn điều trị đúng cách
- 02/06/2022 | Chuyên gia tư vấn các cách điều trị triệu chứng căng cơ hiệu quả
- 28/06/2021 | Giải mã nguyên nhân căng cơ ở người chạy bộ và cách khắc phục
1. Một số nguyên nhân và biểu hiện của tình trạng căng cơ
1.1. Biểu hiện căng cơ
Tình trạng căng cơ có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất là ở phần chân, tay, cổ, vai và thắt lưng. Vận động thể chất với cường độ mạnh và lao động, mang vác đồ vật nặng không đúng tư thế rất dễ gây căng cơ. Khi căng cơ, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng sau:
Đau nhức do căng cơ
- Vị trí bị căng cơ có hiện tượng sưng tấy, bầm tím và đau nhức.
- Gân cơ yếu.
- Đối với những trường hợp nhẹ: Người bệnh không thể vận động linh hoạt hoặc rất khó khăn khi vận động nhóm cơ này.
- Đối với những trường hợp nặng: Người bệnh không thể vận động, các cơn đau rất nghiêm trọng và người bệnh cần sự hỗ trợ, can thiệp kịp thời của nhân viên y tế.
1.2. Nguyên nhân gây căng cơ
Có rất nhiều nguyên nhân gây căng cơ và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Do cơ bắp phải lao động quá mức, không được nghỉ ngơi điều độ và dẫn tới các cơ bị vượt quá giới hạn chịu đựng.
- Không khởi động kỹ trước khi hoạt động thể chất hay tập luyện thể thao.
- Do cơ bắp bị thiếu linh hoạt và độ mềm dẻo.
- Do vấp ngã.
Bê vác nặng có thể gây căng cơ
- Do vận động lặp lại nhiều lần ở cùng một vị trí: Chẳng hạn đối với những bộ môn như chạy bộ hay thể dục dụng cụ,… các cơ có nguy cơ bị mất linh hoạt và thường xuyên đau nhức.
- Mang vác một số đồ vật nặng sai tư thế hoặc thực hiện không đúng các động tác ném,… cũng có thể dẫn đến căng cơ ở một số vị trí như vai, cổ, thắt lưng,…
- Căng thẳng: Đây cũng là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh. Cụ thể là tình trạng căng thẳng quá mức có thể dẫn tới rối loạn quá trình phát tín hiệu thần kinh từ não bộ đến các cơ, khiến giảm lưu lượng máu đến các cơ. Khi các cơ vận động không được cung cấp đủ máu, sẽ có nguy cơ bị căng cứng.
- Ngoài ra, nhiệt độ thấp cũng là một yếu tố có thể khiến cơ bắp của bạn bị co cứng.
2. Nên làm gì và không nên làm gì khi bị căng cơ?
- Để xử trí vấn đề căng cơ bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà như sau:
+ Nghỉ ngơi: Nếu thấy có dấu hiệu bị căng cơ, việc đầu tiên bạn cần làm đó là ngừng vận động để các cơ được nghỉ ngơi, thư giãn.
+ Chườm đá: Đây là một phương pháp khá đơn giản nhưng lại có thể mang đến hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, không nên chườm đá trực tiếp vào vùng cơ này, mà nên dùng túi đựng đá để chườm và chỉ nên chườm khoảng 15 phút mỗi lần.
Chườm đá khi bị căng cơ
+ Nâng vùng cơ này cao hơn vị trí tim để giảm đau, giảm viêm.
+ Băng bó xung quanh vùng cơ để giảm sưng, nhưng không nên quấn băng quá chặt để tránh gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
+ Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được sử dụng như thuốc giãn cơ (giúp giảm co cứng và tăng khả năng vận động), thuốc kháng sinh thường dùng với những trường hợp bị nhiễm trùng, thuốc corticoid,…
+ Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể áp dụng một số bài tập vật lý để tăng hiệu quả. Một số trường hợp có thể áp dụng phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả tích cực.
- Không nên làm gì khi bị căng cơ?
Khi bị căng cơ, bạn cần lưu ý không nên làm những điều sau:
+ Không chườm nóng: Nếu thực hiện chườm nóng, các cơ sẽ có thể bị xơ, mất tính đàn hồi, yếu hơn và dễ bị chấn thương về sau. Bệnh nhân cũng cần lưu ý không nên dùng rượu và dầu để xoa bóp vùng cơ đang bị tổn thương.
+Không vận động mạnh: Vị trí căng cơ cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Do đó, bạn nên tránh vận động mạnh, đặc biệt tránh tham gia các môn thể thao có cường độ mạnh. Đồng thời, sau khi trở lại tập luyện cũng nên cân nhắc về khối lượng và cường độ tập để tránh những nguy cơ biến chứng.
Khởi động kỹ trước khi tập để tránh căng cơ
- Một số lưu ý để phòng ngừa căng cơ
+ Đặc biệt lưu ý đến vấn đề khởi động trước khi tập luyện. Nên khởi động kỹ để làm nóng và kéo giãn cơ, đây là yếu tố rất quan trọng giúp bạn phòng tránh căng cơ.
+ Thường xuyên vận động, tập luyện để các cơ linh hoạt hơn, dẻo dai hơn.
+ Không nên hoạt động quá lâu ở một tư thế, chẳng hạn như không nên ngồi quá lâu, đứng quá lâu,… Đối với nhân viên văn phòng (những đối tượng phải ngồi làm việc 7 đến 8 tiếng), có thể đứng lên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi giờ làm việc.
+ Trước khi bê vác một vật nặng, cần điều chỉnh đúng tư thế và nên cẩn trọng trong quá trình làm việc. Chỉ nên bê vác những vật phù hợp với trọng lượng và khả năng của mình.
+ Nên áp dụng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý: Nên xen kẽ thời gian nghỉ ngơi và làm việc để các bó cơ được phục hồi một cách thuận lợi nhất.
+ Nên áp dụng một chế độ ăn cân bằng dưỡng chất, đặc biệt nên bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất.
+ Nên bổ sung đủ nước mỗi ngày để tránh tình trạng ứ đọng axit lactic trong cơ thể, từ đó, giảm nguy cơ bị mỏi cơ, nóng rát cơ và căng cơ.
Tình trạng căng cơ không nguy hiểm nhưng nếu xử trí không đúng cách có thể gây ra biến chứng. Đối với những trường hợp nhẹ, nếu chăm sóc đúng cách, bệnh nhân có thể khỏi sau vài ngày điều trị. Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.
Nếu có dấu hiệu căng cơ cần được tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch kiểm tra sức khỏe, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!