Các tin tức tại MEDlatec
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ và những điều cha mẹ nên biết
- 22/08/2020 | Bệnh tay chân miệng ở trẻ em điều trị thế nào?
- 26/08/2020 | Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt?
- 25/08/2020 | Bí quyết chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ đúng cách
1. Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ
Nhìn chung, đây là hiện tượng các bé trai có thể gặp phải, cha mẹ nên theo dõi xem con có triệu chứng lạ hay không và cho bé đi khám và điều trị nếu cần thiết. Trong đó, bao phủ quy đầu bị vào nhau và rất khó có thể tuột ra bên ngoài được. Theo số liệu thống kê, đa số bé trai khi sinh ra đời đều đối mặt với tình trạng trên, con số dao động khoảng từ 90 - 95%.
Đa số bé trai đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý.
Mặc dù hiện tượng trên khá phổ biến, song phải phải ai cũng hiểu và biết được có những loại hẹp bao quy đầu ở trẻ nào? Hiện nay, người ta thường biết tới hai dạng chính, đó có thể là hiện tượng sinh lý hoặc là một bệnh lý nghiêm trọng.
Tùy từng trường hợp, việc điều trị và xử lý vấn đề trên tương đối khác nhau. Chính vì thế cha mẹ nên có những hiểu biết cơ bản để theo dõi tình trạng của con nhé!
1.1. Hẹp bao quy đầu sinh lý
Có thể nói, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bởi vì, đây hiện tượng hết sức bình thường, da quy đầu có tác dụng bảo vệ quy đầu dương vật khỏi những tác động xấu.
Khi các bé trẻ lớn lên, tình trạng trên sẽ tự động khỏi, lúc này da bao quy đầu tự tuột xuống và không ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục nam.
1.2. Hẹp bao quy đầu bệnh lý
Trên thực tế, bệnh lý hẹp bao quy đầu ở trẻ không hề hiếm gặp, khác với hiện tượng sinh lý, chúng để lại cho bệnh nhân những triệu chứng cực kỳ khó chịu. Trong đó, dấu hiệu rõ rệt và thường gặp nhất chính là: quy đầu sưng, đỏ và trẻ có cảm giác đau đớn khi vô tình chạm vào.
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ đối mặt với những triệu chứng cực kỳ khó chịu.
Thậm chí, nhiều bé phải đối mặt với tình trạng bao quy đầu xuất hiện dịch mủ và những hạt trắng li ti. Kèm theo đó, bệnh nhân có thể bị sốt cao, cơ thể mệt mỏi. Thực sự chúng ta không thể chủ quan và coi thường vấn đề này. Nếu trẻ không may mắc bệnh lý trên, cha mẹ nên cho bé đi kiểm tra và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
2. Vì sao trẻ mắc bệnh hẹp bao quy đầu?
Một vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đó là: nguyên nhân gây bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ là gì? Để điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta cần nắm được tác nhân chính gây bệnh, vì thế bạn không thể bỏ qua vấn đề này.
Khá nhiều lý do đã được đưa ra để giải thích cho tình trạng trên, có thể trẻ chưa được vệ sinh cơ thể, đặc biệt là cơ quan sinh dục sạch sẽ. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng xuất hiện do yếu tố bẩm sinh, đó là một nguyên nhân khách quan vì vậy chúng ta không thể chủ động phòng tránh trước.
Hy vọng rằng sau khi tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh, các bậc phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc, vệ sinh cho bé để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn.
3. Một số ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ
Nếu như hẹp bao quy đầu là bệnh lý, các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao các biểu hiện của con trẻ. Đồng thời, bạn nên tích cực điều trị cho con theo những chỉ định của đội ngũ y bác sĩ.
Bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Việc chủ quan, thờ ơ với bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một số vấn đề mà bé phải đối mặt đó là: viêm quy đầu, viêm niệu đạo hoặc nghẹt quy đầu,…
3.1. Viêm niệu đạo
Khi mắc bệnh, chúng ta gặp khó khăn trong việc vệ sinh cơ quan sinh dục nam nói chung và bao quy đầu nói riêng. Các loại vi khuẩn sẽ tận dụng cơ hội này để tấn công và phát triển mạnh mẽ. Chúng không chỉ tồn tại ở bao quy đầu mà còn sinh sôi ở những vùng khác, trong đó là niệu đạo. Hậu quả là trẻ bị viêm nhiễm niệu đạo, đây là tình trạng hết sức nghiêm trọng.
Khi vi khuẩn tấn công niệu đạo, bựa sinh dục rất dễ hình thành và dẫn tới các vấn đề như: viêm bàng quang, thậm chí là viêm thận. Không thể phủ nhận rằng việc chủ quan không điều trị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ để lại những biến chứng hết sức nguy hiểm.
Bạn không nên chủ quan với bệnh lý này.
3.2. Viêm quy đầu
Có thể nói, viêm quy đầu là tình trạng nhiều trẻ gặp phải khi không phát hiện và xử lý bệnh hẹp bao quy đầu kịp thời. Bởi vì, các chất cặn bã, tế bào chết tích tụ quá nhiều mà không được loại bỏ ra bên ngoài. Lâu dần, quy đầu bị viêm nhiễm, sưng, chúng ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé trai.
3.3. Nghẹt quy đầu
Vấn đề này xảy ra trong trường hợp không thể kéo bao quy đầu trở lại như bình thường. Nếu bị nghẹt quy đầu, máu không thể lưu thông tại khu vực này, những biến chứng bệnh nhân có nguy cơ mắc phải đó là bao quy đầu sưng tấy hoặc quy đầu bị hoại tử.
Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của bệnh hẹp bao quy đầu. Để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, chúng ta nên quan tâm theo dõi và xử lý kịp thời tình trạng kể trên.
4. Điều trị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ
Vậy chúng ta nên điều trị và xử lý bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào? Với sự phát triển của nền y học, có rất nhiều phương pháp được công bố và áp dụng trong việc điều trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh của bé, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp vừa đem lại hiệu quả cao, vừa đảm bảo an toàn.
Các bác sĩ ưu tiên áp dụng phương pháp điều trị ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
Nhìn chung, khi điều trị bệnh hẹp bao quy đầu, những biện pháp ít gây đau cho bệnh nhân thường được ưu tiên áp dụng. Hiện nay, 4 phương pháp điều trị phổ biến nhất bạn nên tham khảo đó là: sử dụng thuốc bôi, kéo bao quy đầu, nong bao quy đầu và cắt bao quy đầu. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ và lựa chọn phương án điều trị phù hợp nhất cho em bé.
Như vậy, bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ nếu không được quan tâm và điều trị dứt điểm, bé phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh nên theo dõi và cho bé đi kiểm tra nếu có bất cứ biểu hiện lạ nào. Hy vọng rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh trên.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!