Các tin tức tại MEDlatec
Hiểu rõ về các loại sỏi thận: nguyên nhân và hướng điều trị
- 01/08/2023 | Mổ nội soi sỏi thận: giải pháp hiệu quả cho vấn đề sỏi thận
- 28/08/2024 | Cách trị sỏi thận tại nhà và những lưu ý khi áp dụng
- 16/09/2024 | Biểu hiện bệnh sỏi thận và cách đi tiểu ra sỏi ngay tại nhà
1. Sỏi thận là gì? Các yếu tố thuận lợi hình thành sỏi thận
Sỏi thận là kết quả của hai cơ chế xuất hiện đồng thời hoặc độc lập: sự gia tăng đáng kể các nguyên tố khoáng như canxi, oxalate, uric acid,… trong nước tiểu và sự ứ đọng nước tiểu trong đường tiết niệu. Sỏi thận thường nằm ở thận và đường tiết niệu trên (bể thận, đài thận, niệu quản). Trong một số trường hợp khác, sỏi thận có thể nằm ở đường tiết niệu dưới (bàng quang).
Trong gần 90% trường hợp, sỏi tiết niệu hình thành bên trong thận
Sỏi thận (hoặc sỏi tiết niệu) tác động 5 đến 10% dân số, tập trung chủ yếu trong độ tuổi từ 20 đến 60 tuổi và ảnh hưởng đến nam giới nhiều gấp ba lần so với nữ giới. Không những vậy, hiện nay sỏi tiết niệu còn có thể xuất hiện ở trẻ em, mà không phân biệt độ tuổi.
Các yếu tố thuận lợi cho sự xuất hiện và tái phát của các loại sỏi thận:
● Chế độ ăn giàu protein, các sản phẩm từ sữa, muối, thực phẩm giàu oxalat (sô cô la, trái cây sấy khô, rau bina,...) và đường nhanh hoặc chế độ ăn ít chất xơ.
Chế độ ăn giàu oxalate và ít chất xơ
● Không đủ nước cho cơ thể.
● Tiền sử gia đình (40% trường hợp).
● Mắc một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn.
● Độ PH nước tiểu bất thường.
● Nhiễm toan có thể gây tăng canxi niệu, nguyên nhân thường gặp của sỏi tiết niệu ở trẻ em.
● Dị tật ở đường tiết niệu (trào ngược bàng quang-niệu quản, tắc nghẽn đường tiết niệu,...).
● Dùng một số loại thuốc (1% trường hợp), đặc biệt là sau khi điều trị bằng kháng sinh bằng fluoroquinolones, sulfonamid, cephalosporin, nitrofurantoin/methenamine,...
2. Phân biệt các loại sỏi thận
Sỏi thận hoặc sỏi niệu có thể nguyên phát hoặc thứ phát (gắn với bệnh lý khác). Tùy thuộc vào bản chất của nguyên tố khoáng hình thành sỏi, các loại sỏi thận được xác định bao gồm:
2.1. Sỏi canxi
Sỏi canxi là dạng chủ yếu (90% trường hợp). Sỏi canxi thường xuất hiện khi có sự tăng lượng canxi trong nước tiểu, dẫn đến sự hình thành các tinh thể canxi khó tan.
Sỏi được tạo thành từ canxi oxalat, canxi photphat hoặc canxi cacbonat
Các nguyên nhân gây ra sỏi canxi có thể bao gồm:
● Cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ cô đọng và canxi dễ dàng kết hợp để tạo thành tinh thể sỏi.
● Việc tiêu thụ quá nhiều vitamin D có thể tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.
● Một số bệnh như tăng huyết áp, bệnh thận và dùng một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ canxi trong nước tiểu.
● Người có tiền sử về sỏi canxi trong gia đình có nguy cơ cao hơn bị tình trạng này.
● Ăn nhiều thực phẩm chứa oxalate (như bắp cải, rau bina) hoặc canxi (như sản phẩm từ sữa) có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi canxi.
Sỏi canxi có thể tạo ra các tinh thể canxi oxalate hoặc canxi phosphate, tùy thuộc vào sự tương tác với các chất khác trong nước tiểu.
2.2. Sỏi phosphat
Sỏi phosphat (10% trường hợp) chủ yếu ảnh hưởng đến phụ nữ, hình thành từ amoniac-magiê photphat. Sỏi phosphat thường tạo thành do một số nguyên nhân liên quan đến độ pH của nước tiểu và sự tương tác giữa canxi và phosphat. Cụ thể:
● Nước tiểu có độ pH cao (kiềm) có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sỏi phosphat.
● Mất nước hoặc cơ thể thiếu nước tiểu trong trường hợp nước tiểu cô đọng cũng có thể làm tăng nồng độ các chất có thể tạo thành sỏi, bao gồm phosphat.
● Các rối loạn nước tiểu có thể dẫn đến sự thay đổi trong hàm lượng các chất hóa học trong nước tiểu, bao gồm phosphat.
● Một số nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tạo ra các enzym có thể thay đổi đặc tính của nước tiểu, góp phần vào sự hình thành sỏi phosphat.
2.3. Sỏi oxalat
Oxalate - một hợp chất hóa học tồn tại trong thức ăn, được tạo ra trong cơ thể và tương tác với canxi. Khi oxalate kết hợp với canxi trong ruột, tạo thành hợp chất canxi oxalate, sau đó được đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi lượng oxalate quá lớn hoặc cơ thể không thể loại bỏ chúng, có thể tạo thành các tinh thể sỏi oxalat.
Các tinh thể canxi oxalat có thể hình thành do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
● Việc giảm lượng nước tiểu hoặc chế độ ăn giàu oxalate.
● Xuất hiện ở những người có mức canxi trong cơ thể tăng cao.
● Trường hợp tăng hoạt động của tuyến cận giáp, di căn xương hoặc thậm chí do tình trạng bất động kéo dài.
2.4. Sỏi struvite
Sỏi struvite có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính hoặc tái phát có nguồn gốc vi khuẩn và chiếm khoảng 10% trường hợp. Không giống như các loại sỏi khác, sỏi struvite phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Chúng thường hình thành ở những người đặt ống thông bàng quang.
2.5. Sỏi axit uric
Sỏi axit uric hiếm gặp hơn (5 đến 10% trường hợp) và chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới. Sỏi được tạo thành từ axit uric và hình thành khi độ pH trong nước tiểu quá axit. Những người bị bệnh gút hoặc được hóa trị liệu dễ bị mắc loại sỏi này hơn.
2.6. Sỏi cystin
Sỏi cystine là loại sỏi hình thành do bệnh di truyền cystin niệu, ảnh hưởng đến quá trình loại bỏ một số axit amin trong nước tiểu. Điều này dẫn đến sự tăng cystine trong nước tiểu, góp phần tạo điều kiện cho sự hình thành của sỏi. Sỏi cystine chiếm khoảng 1% trong tỷ lệ sỏi thận quan sát ở người lớn, nhưng có thể chiếm khoảng 10% ở trẻ em. Để xác định chính xác việc có tồn tại sỏi cystin hay không, việc thực hiện xét nghiệm cystine là cần thiết.
3. Các phương pháp điều trị hiệu quả các loại sỏi thận
Có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho các loại sỏi thận khác nhau, tùy thuộc vào loại sỏi, kích thước, vị trí và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Lưu ý rằng phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào từng trường
Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến cho các loại sỏi thận:
● Điều trị bằng thuốc.
● Điều trị ngoại khoa: Đối với sỏi lớn hoặc gây ra triệu chứng đau đớn, bác sĩ có thể quyết định loại bỏ sỏi thông qua phẫu thuật.
● Sử dụng sóng xung điện (ESWL): Đây là phương pháp không xâm lấn sử dụng sóng xung điện, làm vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ để dễ dàng đi qua nước tiểu. Phương pháp này thích hợp cho các sỏi nhỏ và như sỏi oxalat.
● Thay đổi chế độ ăn uống: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, như giảm lượng oxalate hoặc canxi trong khẩu phần, có thể giúp kiểm soát sự hình thành sỏi.
Trên đây là những thông tin hữu ích về sỏi thận và cách phân biệt các loại sỏi thận thường gặp. Nếu bạn nghi ngờ trong cơ thể đang có một trong số các loại sỏi thận nêu trên, hãy đến tại Chuyên khoa Tiết niệu thuộc hệ thống Y tế MEDLATEC MEDLATEC để thực hiện thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể gọi đến số tổng đài của bệnh viện theo số 1900 565656 để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!