Tin tức
Cách trị sỏi thận tại nhà và những lưu ý khi áp dụng
- 01/09/2023 | Sỏi thận 5mm được điều trị như thế nào?
- 01/09/2023 | Điều trị bằng thuốc bào mòn sỏi thận có hiệu quả không?
- 01/08/2023 | Hiểu rõ về các loại sỏi thận: nguyên nhân và hướng điều trị
- 01/08/2023 | Mổ nội soi sỏi thận: giải pháp hiệu quả cho vấn đề sỏi thận
1. Vài nét về bệnh sỏi thận
Những kết tinh sỏi, tinh thể nhỏ có thể lắng đọng trong các cơ quan đường tiết niệu và sau đó chúng sẽ ra ngoài theo đường tiểu. Tuy nhiên, khi những tinh thể này bị vướng tại một vị trí nào đó và tiếp tục kết tinh tạo thành những viên sỏi lớn hơn có thể làm ứ đọng nước tiểu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu vị trí sỏi nằm ở thận thì được gọi là sỏi thận.
Đau quặn bụng có thể do sỏi thận
Có thể phân loại sỏi thận thành các loại sỏi như:
- Sỏi calcium: Rất phổ biến, có đặc điểm cứng, màu vàng hoặc nâu, gồ ghề.
- Sỏi phosphat: Thường do tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu lâu ngày gây ra. Loại sỏi này có kích thước lớn, có thể lập kín đài bể thận và gây ra sỏi san hô.
- Sỏi acid uric: Thường hình thành do người bệnh ăn nhiều các loại thức ăn có chứa purine (đặc biệt là nội tạng động vật), hay do bệnh gout hoặc do người bệnh dùng thuốc hóa trị liệu.
- Sỏi cystine: Bề mặt của sỏi trơn và loại sỏi này khá ít gặp.
Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường có một số dấu hiệu như sau:
- Đau thắt lưng, hố chậu và cơ quan sinh dục. Người bệnh bị đau đột ngột hoặc đau khi gắng sức. Tìm tư thế để giảm đau nhưng không hiệu quả. Với những trường hợp này, cần đi khám, không nên tự ý điều trị tại nhà.
- Tiểu ra máu: Những viên sỏi có bề mặt nhám, gai có thể cọ xát vào đường tiểu và gây tiểu ra máu. Tình trạng này thường xảy ra trong những trường hợp bệnh nhân hoạt động nhiều, lao động nặng và tiểu ra máu.
- Tắc đường tiểu: Bí tiểu, thận căng to do bị ứ nước,... Người bệnh cần đi khám sớm nếu xuất hiện triệu chứng này.
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận phổ biến là do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất gây lắng đọng và hình thành sỏi. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân cụ thể như sau:
- Uống không đủ nước.
- Ăn quá nhiều thịt, ăn quá mặn,
- Mắc các bệnh về tiêu hóa.
- Bổ sung vitamin C sai cách.
- Yếu tố di truyền.
- Dị dạng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Béo phì.
2. Sỏi thận có thể tự đào thải trong bao lâu?
Khả năng tự đào thải của sỏi thận ra ngoài và thời gian đào thải sỏi phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Vị trí: Nếu sỏi nằm ở cuối niệu quản và gần bàng quang thì sẽ dễ tự đào thải hơn. Nếu sỏi nằm ở những vị trí hiểm thì việc tự đào thải sẽ khó khăn hơn và mất nhiều thời gian hơn.
- Kích thước: Nếu sỏi có kích thước dưới 4mm thì có thể tự đào thải ra ngoài bằng đường tiểu trong khoảng thời gian khoảng 1 tháng. Tuy nhiên, nếu sỏi có kích thước từ 4 đến 6mm thì cần được xử lý, một số trường hợp có thể tự đào thải nhưng thời gian đào thải sẽ khá lâu. Nếu sỏi lớn hơn 6mm, người bệnh cần được can thiệp bằng các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ.
3. Những cách trị sỏi thận tại nhà
Với những trường hợp sỏi bé và ở vị trí dễ đào thải, có thể áp dụng cách trị sỏi thận tại nhà dưới đây:
Uống đủ nước để nhanh đào thải sỏi
Uống nhiều nước: Nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày và không nên uống dồn dập cùng lúc mà cần chia thành nhiều thời điểm uống.
- Trị sỏi thận tại nhà bằng quả dứa: Trong loại quả này có chứa nhiều axit citric và có thể góp phần ngăn ngừa sự kết tinh của canxi, axit uric và oxalat. Đồng thời, dứa cũng có chứa rất nhiều vitamin C, vitamin B1 để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Dứa kết hợp với phèn chua để trị sỏi thận
Cách trị sỏi thận bằng quả dứa kết hợp với phèn chua: Đầu tiên bạn cần gọt sạch quả dứa. Sau đó, khoét một lỗ ở giữa lõi rồi nhét khoảng 0,3g phèn chua vào và bọc lại bằng giấy bạc. Hấp cách thủy quả dứa này, sau đó ép lấy nước uống vào buổi sáng và tối. Thực hiện trong khoảng 7 ngày liên tục.
- Cách trị sỏi thận bằng rau ngổ: Loại rau này có tính mát, vị cay, hơi đắng, có tác dụng thanh nhiệt, thải độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, giảm đau,... Tác dụng của rau ngổ là giảm nhẹ triệu chứng sỏi thận và bảo mòn sỏi, đào thải sỏi qua đường nước tiểu.
Cách thực hiện như sau: Bạn chuẩn bị khoảng 50g rau ngổ. Đầu tiên, cần rửa rau cho thật sạch. Khi rau đã sạch, bạn ngâm trong nước muối. Sau đó, vớt rau và để ráo. Khi rau đã khô ráo, bạn thái nhỏ và giã nát, cho thêm một chút muối. Chắt nước cốt để uống, uống 2 lần mỗi ngày. Áp dụng trong vòng 1 tuần để có được hiệu quả tốt nhất.
4. Những điều cần lưu ý
- Những cách trị sỏi thận nêu trên chỉ áp dụng với các trường hợp bệnh nhân có sỏi nhỏ, mới hình thành và vị trí sỏi dễ đào thải.
- Hiệu quả của những bài thuốc này sẽ khác nhau đối với từng bệnh nhân và phụ thuộc vào một số yếu tố như kích thước sỏi, cơ địa người bệnh cũng như sự kiên trì, sử dụng đúng cách hay không.
- Phần lớn những bài thuốc này đều được truyền miệng và chưa có bằng chứng khoa học cụ thể. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Nếu thực hiện sai cách có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng và khiến cho tình trạng bệnh càng nặng hơn. Đồng thời việc điều trị về sau sẽ gặp nhiều khó khăn.
Bạn nên đi khám nếu có biểu hiện bị sỏi thận
Để được áp dụng cách trị sỏi thận phù hợp, bạn nên đến khám tại các cơ sở chuyên khoa. Mọi thắc mắc cần được giải đáp hoặc có mong muốn kiểm tra sức khỏe tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng liên hệ theo số hotline 1900 56 56 56, các tổng đài viên sẽ tư vấn trực tiếp và cụ thể cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!