Các tin tức tại MEDlatec

Hiểu thêm về tai người và cách bảo vệ chức năng của tai

Ngày 01/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Tai người là bộ phận quan trọng, có cấu tạo phức tạp. Tai đảm nhiệm chức năng truyền dẫn và tiếp nhận âm thanh, cũng như có vai trò trong việc duy trì thăng bằng. Vậy tai người có cấu tạo ra sao? Làm thế nào để đảm bảo hoạt động chức năng cho tai? Cùng các chuyên gia của MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Cấu tạo của tai người

Tai người được cấu thành từ ba bộ phận chính là: tai ngoài, tai giữa và tai trong. Mỗi phần lại có những đặc điểm riêng biệt và hoạt động theo cách của riêng nó. Cụ thể:

Tai ngoài

Tai ngoài đảm nhiệm việc thu nhận âm thanh từ bên ngoài và dẫn truyền vào trong. Để đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi, hai bộ phận của tai ngoài đó là: loa tai và ống tai sẽ cùng hoạt động.

●       Vành tai

Vành tai hay còn gọi là loa tai, là bộ phận được nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Phần này bao gồm sụn tai, mạch máu cùng lớp mỡ được bao bọc bởi phần da mỏng. Phần sụn là các đường cong xoắn hướng ra ngoài để đón nhận âm thanh vào ống tai.

●       Ống tai

Ống tai nằm ở vị trí giao điểm giữa vành tai và màng nhĩ, sở hữu cơ chế tự làm sạch tuyệt vời. Bởi phần phía ngoài của ống tai luôn có sự xuất hiện của các sợi lông li ti, mỗi khi ráy tai xuất hiện do quá trình hoạt động của tuyến bã nhờn, các sợi lông li ti này đung đưa nhịp nhàng để làm khô ráy tai rồi đấy ra phía ngoài cửa tai.

Tai ngoài gồm hai bộ phận chính là vành tai và ống tai

Tai giữa

Tai giữa nằm ở vị trí phía trong tai ngoài bao gồm: màng nhĩ, vòi nhĩ, hòm nhĩ và các xương liên quan. Mỗi bộ phận có cấu tạo cụ thể như sau:

●       Màng nhĩ

Màng nhĩ có thể dễ dàng được nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có màu trắng mờ hoặc hơi xám, hình dáng bầu dục, nằm ở vị trí tách biệt hoàn toàn so với tai ngoài và hơi ngả về phía sau.

●       Vòi nhĩ

Vòi nhĩ có dạng ống, được cấu thành từ xương và sụn. Trong đó, 1/3 phần phía trên là xương còn lại 2/3 là sụn. Đặc biệt, vòi nhĩ chỉ mở ra khi con người có những hoạt động tăng áp lực khí như: ngáp, nuốt,...Nhìn chung, vòi nhĩ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng áp suất giữa hòm nhĩ và tai ngoài.

●       Hòm nhĩ

Hòm nhĩ là một hốc xương chứa không khí gồm 3 xương con. Đó là: xương búa, xương bàn đạp và xương đe. Các xương này liên kết với nhau tạo thành một đòn bẩy đảm nhận nhiệm vụ tiếp nhận âm thanh từ tai ngoài rồi truyền dẫn vào tai trong.

Tai giữa giúp truyền tải âm thanh thông qua màng nhĩ, vòi nhĩ và hòm nhĩ

Tai trong

Tai trong là phần không thể nhìn thấy bằng mắt thường, giúp tiếp nhận và xử lý âm thanh, giữ được thăng bằng cho cơ thể. Tai trong gồm ba phần chính. Đó là:

●       Ốc tai

Ốc tai là các vòng xoắn ốc quanh trục ốc chứa các hạch thần kinh và chất dịch nhầy. Ốc tai hoạt động theo một cơ chế riêng biệt giúp não bộ xử lý thông tin, từ đó con người cũng nhận biết được âm thanh.

●       Tiền đình

Tiền đình nằm ở vị trí giao thoa giữa ốc tai và ống bán khuyên. Trong tiền đình có chứa hai phần chính đó là xoang nang và cầu nang. Hai bộ phận này là cầu nối giữa tiền đình và ống bán khuyên, hỗ trợ các tế bào lông cảm nhận rõ hơn về quá trình truyền tải âm thanh.

●       Ống bán khuyên

Có ba ống bán khuyên nằm vuông góc với nhau, giáp với tiền đình. Các ống này liên thông giúp giữ thăng bằng cho cơ thể con người cũng như giúp con người tăng sự cảm nhận về sự dịch chuyển của âm thanh.

2. Tai người đảm nhiệm chức năng gì?

Tai người đảm nhiệm hai chức năng quan trọng đó là: tiếp nhận, truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể người. Dẫn truyền âm thanh được thực hiện bởi tai ngoài và tai giữa. Một khi âm thanh được não bộ tiếp nhận sẽ giúp chúng ta nghe và hiểu được.

Tai người giúp truyền tải âm thanh và giữ thăng bằng cho cơ thể

Tai trong đảm nhiệm vai trò giữ thăng bằng cho cơ thể bởi khi có bất kỳ chuyển động nào hệ tiền đình sẽ cảm nhận rõ được, rồi truyền thông tin đi khắp các vị trí và bộ phận khác để chúng cân bằng lại hoạt động của mình. Từ đó, cơ thể người cũng được giữ thăng bằng.

3. Một số lưu ý về tai người

Tai là bộ phận quan trọng giúp con người nghe, tiếp nhận được âm thanh thông qua cơ chế nghe của chúng. Chính vì thế, bạn cần lưu ý một số bệnh liên quan đến tai và biện pháp bảo vệ tai. Cụ thể:

Một số bệnh liên quan đến tai

Một số bệnh điển hình liên quan đến tai là:

●       Ù tai

●       Viêm tai giữa mãn tính và cấp tính

●       Điếc tai

Đây là các căn bệnh về tai điển hình. Nếu bạn cảm thấy các dấu hiệu bất thường như đau nhức ở vùng tai, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Biện pháp bảo vệ tai người

Tai người là bộ phận nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Do đó, bạn cần có những biện pháp bảo vệ tai phù hợp để tránh làm ảnh hưởng đến cơ chế nghe của tai. Những biện pháp đó là:

●       Tránh để tai tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

●       Ngăn chặn tiếng ồn bằng việc đeo các mút chống ồn tai hoặc chụp tai bằng silicon.

●       Hạn chế sử dụng tai nghe với âm lượng lớn, nghe âm thanh ở mức vừa phải. Tốt nhất chỉ nên đeo tai nghe tối đa 60 phút trên một ngày với tối đa 60% âm lượng.

●       Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào liên quan đến tai, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

●       Thực hiện vệ sinh tai thường xuyên và đúng cách.

●       Đến thăm khám tại các cơ sở y tế nếu ở vị trí tai xuất hiện cảm giác đau nhức phía trong. Đây có thể là một số dấu hiệu về các bệnh liên quan đến tai như viêm tai giữa,...

Vệ sinh tai thường xuyên để bảo vệ tai

Nếu tuân thủ các biện pháp kể trên, đôi tai của bạn không những hạn chế được tình trạng suy giảm thính lực mà còn tránh được các các bệnh về tai do vi khuẩn gây ra.

Nắm được các thông tin cơ bản về cấu tạo của tai người, cơ chế hoạt động có thể giúp bạn bảo vệ tốt hơn cơ quan này. Nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở tai, bạn có thể đến chuyên khoa Tai mũi họng tại các phòng khám, bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được thăm khám và điều trị kịp thời.  Để được đặt lịch nhanh chóng, bạn hãy liên hệ với bệnh viện qua số hotline 1900 56 56 56!

Từ khoá: tai người

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.