Tin tức
Đau tai do đâu, có nguy hiểm không và xử trí như thế nào?
- 01/08/2023 | Người bị viêm tai giữa kiêng ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
- 01/08/2023 | Nhận diện các bệnh về tai thường gặpTổng hợp các bệnh về tai thường gặp và cách xử trí
- 01/12/2023 | Bác sĩ khám tai mũi họng tại nhà MEDLATEC: lựa chọn chính xác và tin cậy
1. Đau tai là gì?
Đau tai không phải là bệnh. Đây chỉ là triệu chứng cảnh báo tai đang gặp vấn đề cần được “giải quyết” để không ảnh hưởng đến khả năng nghe cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể bị đau ở một hoặc cả hai bên tai, và cơn đau có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Đau tai cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề nào đó về tai
2. Đau tai do đâu?
Bất cứ ai cũng có thể bị đau tai vì đây là một triệu chứng rất thường gặp. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng này:
Ráy tai tích tụ nhiều
Nguyên nhân này rất phổ biến ở trẻ em do các bé chưa biết cách vệ sinh tai. Theo đó, ráy tai tích tụ quá nhiều bên trong tai chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, lâu dài, gây viêm nhiễm. Lúc này, ngoài đau tai, bạn còn cảm thấy ngứa ngáy và cảm giác lùng bùng trong tai.
Áp suất không khí đột ngột thay đổi
Rất nhiều người cảm thấy tai bị đau và ù đi khi đi thang máy lên các tòa nhà cao tầng hoặc khi ngồi trên máy bay. Nguyên nhân là do áp suất không khí bị thay đổi đột ngột, và tình trạng này sẽ nhanh chóng hết đi khi cơ thể dần thích nghi với sự thay đổi này.
Đau tai do tai nạn
Tai nạn xảy ra trong lúc làm việc, lái xe,… khiến tai bị tổn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau tai. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương mà tai bị đau ít hay nhiều, kèm theo chảy máu hoặc không, đặc biệt, có thể gây biến chứng thủng màng nhĩ rất nguy hiểm.
Đau tai do bệnh lý
Có nhiều bệnh lý khiến bạn bị đau tai, có thể kể đến như:
- Viêm tai giữa: Thường xảy ra ở trẻ em do nhiễm khuẩn. Lúc này, niêm mạc của tai giữa bị sưng viêm nên gây ra tình trạng đau tai, đặc biệt là đau nhói dữ dội, kèm theo cảm giác đầy tai và nghe không rõ.
- Viêm tai ngoài: Bệnh lý này rất phổ biến, nhất là ở những người làm việc dưới nước hay thường xuyên bơi lội. Nước và vi khuẩn tích tụ khiến ống tai ngoài bị sưng viêm, gây đau kèm theo sốt và chảy dịch tai.
- Viêm tai xương chũm: So với 2 bệnh lý trên thì bệnh lý này ít gặp hơn. Đây là tình trạng các tế bào khí xương chũm bên trong tai bị nhiễm trùng, dẫn đến tai đau nhức, sốt cao và có mủ chảy ra từ trong tai.
- Các bệnh lý khác: Đau tai cũng có thể là biến chứng của những bệnh lý khác như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm khớp thái dương hàm, ung thư thanh quản,…
Tai bị đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
3. Đau tai có nguy hiểm không?
Nếu tai bị đau do vệ sinh tai không đúng cách hay do áp suất không khí thay đổi đột ngột thì không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tai đau do chấn thương nặng hoặc do bệnh lý thì không được chủ quan bởi nếu để lâu sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng.
Chậm nói
Biến chứng này dễ gặp ở trẻ em đang trong giai đoạn tập nói. Cụ thể, nếu trẻ bị đau tai mà ba mẹ không phát hiện thì khả năng nghe của trẻ sẽ bị giảm. Khi trẻ nghe kém hoặc không nghe thấy gì thì sẽ không có phản ứng nói lại, giao tiếp lại với mọi người, lâu dần dẫn đến chậm nói.
Thủng màng nhĩ
Biến chứng này thường xảy ra khi tai bị chấn thương mạnh. Ngoài đau tai dữ dội thì bạn có thể bị choáng váng, chóng mặt và giảm thính lực đột ngột. Nếu không được phát hiện và điều trị sẽ gây mất thính lực.
Mất thính lực
Đây là biến chứng nặng nề của đau tai do tai nạn hoặc do bệnh lý, đặc biệt là bệnh viêm tai xương chũm. Nếu tai bị chấn thương mạnh hoặc tình trạng viêm tai xương chũm kéo dài, tái phát thường xuyên thì bạn sẽ có nguy cơ đối mặt với mất thính lực.
Đau tai gây ra nhiều biến chứng không thể chủ quan
4. Đau tai - khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bị đau tai sau tai nạn hoặc tình trạng đau tai kéo dài nhiều ngày không khỏi, mức độ đau ngày càng nặng kèm các triệu chứng sau thì bạn cần nhanh chóng đi khám.
- Sốt cao trên 38,5 độ C.
- Đau đầu, chóng mặt.
- Đau lan xuống hàm hoặc lên thái dương.
- Vùng xung quanh tai sưng tấy, nóng rát.
- Có dịch mủ hoặc máu chảy ra từ trong tai.
Khi đi thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh kết hợp với xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính và đo thính lực để chẩn đoán và có phương án điều trị thích hợp, bao gồm:
- Dùng thuốc: Thường là các loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để làm thuyên giảm cảm giác đau tai và điều trị nhiễm trùng tai. Ngoài ra, còn có thuốc nhỏ tai để làm sạch ráy tai, giảm áp lực trong tai.
- Phẫu thuật: Trường hợp đau tai nặng do chấn thương hay bệnh lý nghiêm trọng thì bạn có thể được can thiệp phẫu thuật.
Bạn nên đi khám nếu đau tai kéo dài kèm nhiều triệu chứng nghiêm trọng
5. Các biện pháp phòng tránh đau tai
Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể phòng ngừa đau tai bằng các biện pháp sau.
- Đối với trẻ em, hướng dẫn trẻ không nhét đồ chơi hay vật thể lạ vào trong tai, cũng không cho trẻ chơi những món đồ chơi như bắn súng.
- Lấy ráy tai thường xuyên.
- Sau khi tắm, đặc biệt là sau khi bơi lội hay xông hơi, cần lau tai khô để ngăn nước chảy vào trong.
- Khi làm việc hoặc đến những nơi có tiếng ồn lớn thì cần đeo bịt tai để giảm thiểu tiếng ồn.
- Hạn chế đeo tai nghe trong thời gian dài và tai nghe phải được vệ sinh sạch sẽ trước mỗi lần đeo.
- Tránh xa thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
- Khám tai định kỳ để kiểm soát các bệnh lý về tai gây đau tai.
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng đau tai. Nếu vẫn còn thắc mắc về tình trạng này hay đang có những vấn đề về tai, bạn hãy đến Chuyên khoa Tai mũi họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách cũng có thể đăng ký lịch khám bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!