Tin tức

Những cách làm cho tai nghe rõ hơn ít người biết

Ngày 10/10/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Tai nghe kém, nghe không rõ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động giao tiếp thường ngày. Và đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo bất thường ở tai cần được theo dõi. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách làm cho tai nghe rõ hơn và tư vấn khi nào cần đi khám.

1. Nguyên nhân, triệu chứng tai nghe kém

Để có cách làm cho tai nghe rõ hơn hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng nghe kém, nghe không rõ.

Nguyên nhân

Tai nghe kém thường gặp ở người lớn tuổi. Đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu trẻ em hay người trẻ tuổi nghe kém thì có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, chẳng hạn như ráy tai tích tụ nhiều, tai bị viêm nhiễm (viêm tai ngoài hoặc viêm tai giữa), xuất hiện khối u trong tai, thủng màng nhĩ, tổn thương tai do tiếng ồn, va chạm, chấn thương,…

Ngoài ra, một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là ù tai, tai nghe kém, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc trị sốt rét, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị ung thư,… Sau khi ngưng dùng thuốc thì tình trạng tai nghe kém cũng thuyên giảm và khỏi. 

Tai nghe kém do lão hóa, tổn thương ở tai, tác dụng phụ của thuốc,…

Tai nghe kém do lão hóa, tổn thương ở tai, tác dụng phụ của thuốc,… 

Triệu chứng

Triệu chứng rõ ràng nhất của hiện tượng tai nghe kém là gặp khó khăn khi nghe âm thanh nhỏ, phải tập trung cao độ mới có thể nghe được. Ngoài ra còn có những triệu chứng thường gặp khác như:

  • Nói chuyện to với người khác và yêu cầu người khác nói chuyện to với mình.
  • Không nghe rõ người khác nói gì, hay đề nghị người khác nhắc lại lời nói.
  • Không hiểu rõ lời người khác, nhất là trong môi trường nhiều tiếng ồn. 
  • Mở to âm lượng khi nghe nhạc, xem phim, nói chuyện điện thoại,…
  • Không phân biệt hoặc phân biệt không chính xác các âm phụ.
  • Chủ động “rút lui” các cuộc trò chuyện và tránh tham gia vào các hoạt động tập thể, giao tiếp xã hội.
  • Suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ, trở nên khép kín, tự tin. Điều này có thể gây ra những hậu quả nặng nề, nhất là với trẻ em. 

Thính lực suy giảm khiến bạn không thể nghe rõ người khác nói gì

Thính lực suy giảm khiến bạn không thể nghe rõ người khác nói gì

2. Các cách làm cho tai nghe rõ hơn

Nếu khả năng nghe bị giảm ở mức độ nhẹ, bạn có thể thực hiện các cách làm cho tai nghe rõ hơn theo hướng dẫn sau.

Ngồi thiền

Ngồi thiền hay thiền định giúp tăng cường tuần hoàn máu đến não, gia tăng lượng oxy và dinh dưỡng đến các tế bào, trong đó có tế bào thần kinh thính giác. Vì vậy, khi gặp triệu chứng tai nghe kém, bạn hãy ngồi thiền đều đặn mỗi ngày để cải thiện tình trạng. Và đây cũng là cách giúp bạn thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe.

Đi bộ

Đi bộ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy tăng cường đi bộ vì giống như ngồi thiền, khi đi bộ, cơ thể sẽ tăng cường hoạt động lưu thông máu huyết, nhờ đó mà cải thiện được khả năng nghe. Mỗi ngày, bạn hãy dành ra 30 - 45 phút đi bộ, tương đương với 2000 - 3000 bước chân.

Đi bộ là một trong những cách làm cho tai nghe rõ hơn

Đi bộ là một trong những cách làm cho tai nghe rõ hơn

Thực hành giao tiếp 

Một cách làm cho tai nghe rõ hơn rất hiệu quả là thực hành giao tiếp. Người thân trong gia đình cần hỗ trợ bạn khi thực hiện phương pháp này. Theo đó, bạn hãy bật tivi ở âm lượng bình thường, sau đó trò chuyện với người thân. Trong khi trò chuyện, cố gắng tập trung vào câu chuyện, vào lời nói của người đối diện. Bằng cách này, tai của bạn sẽ dần quen với việc hoạt động trong môi trường có nhiều âm thanh, nhiều tiếng ồn, từ đó, cải thiện được thính lực.

Định hướng âm thanh

Giống như thực hành giao tiếp, phương pháp này cũng cần có một người khác hỗ trợ bạn. Khi thực hiện, người hỗ trợ sẽ đưa bạn (đang nhắm mắt) đến nhiều vị trí khác nhau trong căn phòng rồi tạo ra âm thanh. Bạn cần tập trung lắng nghe để xác định âm thanh phát ra từ đâu và khoảng cách từ bạn đến chỗ phát ra âm thanh là bao xa. 

Nhận biết âm thanh

Với cách làm cho tai nghe rõ hơn này, bạn chỉ cần thực hiện một mình. Trong một không gian yên tĩnh, bạn hãy ngồi lắng nghe những âm thanh xung quanh và “nhận diện” từng loại âm thanh. Bạn có thể thực hiện phương pháp này nhiều lần trong ngày, vào bất cứ lúc nào rảnh rỗi để mang lại hiệu quả cao nhất.

Trong không gian yên tĩnh, lắng nghe âm thanh xung quanh và nhận biết chúng

Trong không gian yên tĩnh, lắng nghe âm thanh xung quanh và nhận biết chúng 

Từ bỏ thói quen xấu

Trong sinh hoạt hàng ngày, có rất nhiều thói quen làm suy giảm thính lực khiến đôi tai trở nên nghe kém, chẳng hạn như không vệ sinh tai thường xuyên, đeo tai nghe liên tục, nghe nhạc với âm lượng lớn, thường xuyên đến nơi ồn ào, đặc biệt là hút thuốc lá,… 

Tất cả việc này gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho thính lực, trong đó, các hoạt chất nicotine và carbon monoxide trong thuốc lá làm mạch máu co lại, giảm tuần hoàn máu, giảm lượng oxy đến các tế bào thần kinh thị giác, dẫn đến nghe kém. Vì vậy, để cải thiện khả năng nghe, bạn cần từ bỏ những thói quen xấu trên, cụ thể như sau.

  • Vệ sinh tai, cụ thể là lấy ráy tai thường xuyên. Việc này vừa giúp tai nghe rõ, vừa phòng tránh tình trạng viêm nhiễm. 
  • Không lạm dụng việc đeo tai nghe, chỉ đeo khi cần thiết.
  • Đảm bảo âm lượng từ các thiết bị ở mức dưới 85 decibel.
  • Hạn chế đến những nơi ồn ào như vũ trường, quán karaoke, công trường,…
  • Tránh các hoạt động giải trí có âm thanh lớn như chạy xe đua xe, trượt tuyết, bắn súng, chơi nhạc rock,… 
  • Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn, cần bảo vệ đôi tai bằng cách đeo bịt tai, có thời gian nghỉ hợp lý. 

Đặc biệt, nếu tai nghe kém nghiêm trọng, không thuyên giảm khi áp dụng các cách làm cho tai nghe rõ hơn như hướng dẫn trên và nghi do bệnh lý thì bạn cần chủ động đi khám. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đo thính lực để tìm kiếm nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị. Trường hợp nặng, bạn có thể phải làm phẫu thuật, đeo máy trợ thính, cấy điện ốc tai,…

Chuyên khoa Tai Mũi Họng của Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ uy tín để bạn đến khám và điều trị các bệnh lý về tai. Để đặt lịch khám trước, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 ngay hôm nay. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ