Các tin tức tại MEDlatec
Hội chứng đau thắt lưng điều trị như thế nào?
- 22/10/2021 | Cần xử lý ra sao khi bị đau thắt lưng sau khi chơi thể thao?
- 28/01/2021 | Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa chứng đau thắt lưng hiệu quả
- 07/03/2021 | Đau thắt lưng: nguyên nhân và biện pháp điều trị hiệu quả
- 11/10/2021 | Đau thắt lưng sau chơi thể thao: nguyên nhân và cách khắc phục
1. Hội chứng đau thắt lưng là gì?
Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh, chúng ta cần nắm được hội chứng đau thắt lưng là gì? Hiện tượng này thường xảy ra ở từ đốt sống L1 tới nếp lằn mông, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là đau lưng vùng thấp. Đây là vấn đề sức khỏe khá phổ biến, trong đó đa phần bệnh nhân đối mặt với tình trạng đau thắt lưng vùng thấp dạng cấp tính. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh mãn tính và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Trên thực tế, tình trạng đau cột sống thắt lưng xảy ra phổ biến hơn so với đau lưng, tuy nhiên chúng ta thường nhầm lẫn và cho rằng mình đang bị đau lưng. Chính vì thế bạn điều trị theo phương pháp không phù hợp, tình trạng đau nhức không được cải thiện rõ rệt. Tốt nhất mọi người nên chủ động tìm hiểu và biết được nguyên nhân cũng như triệu chứng đặc trưng của tình trạng đau lưng vùng thấp.
2. “Thủ phạm” gây ra hội chứng đau thắt lưng
Trên thực tế, hội chứng đau thắt lưng xảy ra là do cột sống hoặc các cơ quan cạnh cột sống bị tổn thương, đau nhức. Cụ thể, nhiều bệnh nhân căng giãn cơ hoặc dây chằng gần cột sống do vận động mạnh, hậu quả họ phải đối mặt với những cơn đau cột sống thắt lưng cực kỳ khó chịu. Ngoài ra, người có tiền sử thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm cột sống, loãng xương nguyên phát nên cẩn trọng, họ là đối tượng có nguy cơ bị đau thắt lưng vùng thấp.
Nhìn chung, những tổn thương xảy ra ở cột sống tiềm ẩn khả năng gây bệnh và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Chính vì thế, chúng ta nên điều trị tích cực khi gặp chấn thương, chú ý trong quá trình vận động hàng ngày.
Bệnh xảy ra vì nhiều lý do khác nhau
Các bác sĩ cũng cho biết hiện tượng đau thắt lưng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó có thể kể tới vấn đề liên quan tới đường tiết niệu, hoặc sự xuất hiện của khối u ở ổ bụng,… Chúng là nguyên nhân khiến cột sống chịu nhiều tổn thương và gây ra cơn đau nhức ở thắt lưng vùng thấp.
Để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải hội chứng đau thắt lưng, mọi người nên theo dõi và điều trị các vấn đề sức khỏe kể trên. Đó là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo sinh hoạt hàng ngày diễn ra bình thường.
3. Chẩn đoán chính xác tình trạng đau cột sống thắt lưng
Như đã phân tích ở trên, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn giữa tình trạng đau lưng và cơn đau thắt lưng vùng thấp. Nếu muốn kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, tăng hiệu quả điều trị thì chúng ta cần chẩn đoán chính xác vị trí cột sống tổn thương. Vậy hội chứng đau thắt lưng thường được phát hiện nhờ các kỹ thuật y tế nào?
Mọi người nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe
Để phát hiện cơn đau thắt lưng, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra phản xạ của bệnh nhân. Đây là những thông tin cực kỳ quan trọng, giúp bác sĩ biết được cơn đau có tác động xấu tới dây thần kinh của người bệnh hay không. Trong trường hợp bệnh nhân mệt mỏi thường xuyên, sụt cân không rõ lý do và hay bị sốt, không thể kiểm soát ruột, bác sĩ yêu cầu họ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Bởi vì các triệu chứng kể trên là tín hiệu thông báo bệnh đau thắt lưng.
Ngày nay, rất nhiều máy móc và kỹ thuật hiện đại ra đời giúp việc chẩn đoán chính xác hơn. Đó là lý do vì sao các phương pháp chẩn đoán hình ảnh luôn được ưu tiên sử dụng khi bác sĩ muốn chẩn đoán hội chứng đau thắt lưng. Một số kỹ thuật thường dùng có thể kể đến như: chụp CT, chụp MRI hoặc siêu âm. Kết quả kiểm tra giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng xương, đĩa đệm cũng như dây chằng ở khu vực lưng của bệnh nhân.
4. Hội chứng đau thắt lưng điều trị như thế nào?
Không thể phủ nhận rằng cơn đau thắt lưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như khả năng vận động của người bệnh. Chính vì thế mọi người cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân nên kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ và chăm sóc sức khỏe tại nhà.
4.1. Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Như đã phân tích ở trên, hội chứng đau thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy vào tình trạng của mỗi người bác sĩ sẽ đưa lên kế hoạch điều trị thích hợp nhất. Một số loại thuốc giảm đau, thuốc có tác dụng giãn cơ thường được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng bệnh.
Tuy nhiên, chúng ta bắt buộc phải tuân thủ theo kê đơn, hướng dẫn từ bác sĩ, không được lạm dụng và tự ý dùng. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và không tốt cho sức khỏe cũng như quá trình phục hồi tổn thương cột sống. Thậm chí, bệnh nhân có thể trở nên phụ thuộc vào thuốc quá mức.
Bên cạnh điều trị nội khoa, các bài tập vật lý trị liệu cũng hỗ trợ quá trình phục hồi của bệnh nhân rất tốt. Mọi người nên tham khảo một số phương pháp massage và bài tập cải thiện sự linh hoạt, dẻo dai của nhóm cơ,… Đồng thời việc kết hợp xoa bóp, châm cứu cũng đem lại hiệu quả bất ngờ đối với người bệnh.
4.2. Chăm sóc sức khỏe tại nhà
Đối với bệnh nhân đau thắt lưng, chúng ta nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn khi cơn đau xuất hiện. Đặc biệt, trong khoảng 72 tiếng đầu, bạn có thể kết hợp chườm nóng, chườm lạnh ở thắt lưng để giảm đau tạm thời, thư giãn cơ.
Ngoài ra, mọi người nhớ lựa chọn tư thế nằm thật thoải mái. Đây là một bí quyết hay ho giúp người bị hội chứng đau thắt lưng cảm thấy dễ chịu hơn khi điều trị tại nhà.
Hy vọng rằng những gợi ý kể trên sẽ giúp mọi người giải quyết dứt điểm hội chứng đau thắt lưng. Điều quan trọng nhất trong quá trình chữa bệnh đó là chúng ta giữ được tinh thần thoải mái, kiên trì thực hiện theo phác đồ bác sĩ đưa ra.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!