Các tin tức tại MEDlatec

Hỏi đáp: Tăng Amoniac máu là do những nguyên nhân nào?

Ngày 13/08/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khi Amoniac không được chuyển đổi thành Ure, chúng sẽ có xu hướng tích tụ lại trong máu, thậm chí có thể xâm nhập vào não gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tăng Amoniac máu và những trường hợp nên thực hiện xét nghiệm Amoniac máu. 

1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng Amoniac trong máu

Sau khi được gan chuyển đổi thành Ure, Amoniac sẽ được đưa đến thận và cuối cùng sẽ được bài tiết qua đường nước tiểu. Trong trường hợp xảy ra rối loạn hoặc một bất thường nào đó trong quá trình tổng hợp Ure có thể khiến cho Amoniac có cơ hội tích tụ lại trong máu, xâm nhập vào não và gây ra những hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng.

Tăng Amoniac máu có thể do bệnh lý về gan

Quá trình Amoniac xâm nhập vào não và gây biến chứng thường diễn ra trong một thời gian ngắn. Chính vì thế việc phát hiện và điều trị kịp thời tình trạng tăng Amoniac trong máu là rất cần thiết và quan trọng.

- Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tăng Amoniac trong máu:

+ Một số trường hợp trẻ ngay từ khi sinh ra đã mắc phải một số khiếm khuyết chuyển hóa bẩm sinh mà không rõ nguyên nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nồng độ Amoniac trong máu tăng.

Trẻ thường khỏe mạnh trong 1 đến 2 ngày đầu. Sau đó, nồng độ Amoniac trong máu tăng nhanh khiến triệu chứng của bệnh nguy hiểm và rõ rệt. Trẻ có triệu chứng nôn mửa, cáu kỉnh, sau đó có thể nhanh chóng dẫn đến giảm thông khí, lẩm bẩm và hôn mê. Ngoài ra, trẻ bị bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng như suy giảm trí tuệ, rối loạn chức năng, có dáng đi không ổn định.

+ Bệnh lý tan máu ở trẻ sơ sinh.

+ Một số bệnh lý về gan nghiêm trọng như xơ gan giai đoạn cuối, suy gan, não gan, hoại tử tế bào gan,…

+ Hội chứng Reye, tình trạng chảy máu tiêu hóa, bệnh Leucemie, những trường hợp sau mổ nối thông đại tràng sigma và niệu quản, những trường hợp vừa được cấy ghép suy tủy xương.

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị tăng Amoniac trong máu tạm thời

+ Do nhiễm trùng đường tiết niệu dẫn tới ứ đọng nước tiểu.

+ Do một số bệnh lý như bệnh suy tim, tâm phế cấp, viêm ngoài màng tim, suy thận, khí thũng phổi,…

- Bên cạnh đó, một số trường hợp bị giảm nồng độ Amoniac trong máu là do những nguyên nhân dưới đây:

+ Tăng huyết áp ác tính hoặc vô căn

+ Tăng ornithin máu bẩm sinh.

2. Xét nghiệm định lượng amoniac trong máu với mục đích gì?

- Xét nghiệm định lượng Amoniac trong máu là loại xét nghiệm dùng để đo hàm lượng amoniac đang tồn tại trong máu. Giá trị tiêu chuẩn của xét nghiệm như sau:

  • Đối với người lớn: Chỉ số tiêu chuẩn ở mức 15 đến 45 ug/dL hoặc 11 đến 32 umol/L.

  • Đối với trẻ em: Chỉ số tiêu chuẩn là 40 đến 80 ug/dL hoặc 28 đến 57 umol/L;

  • Đối với trẻ sơ sinh: Chỉ số 90 đến 150 ug/dL hay 64 đến 1072 umol/L.

Tuy nhiên, tùy vào từng hãng hóa chất hoặc phòng xét nghiệm, khoảng giá trị tham chiếu này cũng có thể khác biệt.

Xét nghiệm định lượng Amoniac trong máu được thực hiện ở nhiều đối tượng khác nhau

- Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm Amoniac với những trường hợp dưới đây:

+ Những trường hợp cần đánh giá chức năng hoạt động của gan.

+ Được chỉ định trong quá trình điều trị của một số bệnh nhân mắc một số bệnh lý về gan nghiêm trọng, nhất là bệnh xơ gan. Thông qua kết quả này, bác sĩ sẽ đánh giá được hiệu quả điều trị bệnh và từ đó điều chỉnh phác đồ để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

+ Thông qua xét nghiệm này, các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán hội chứng Reye và tiên lượng về nguy cơ hỏng gan, suy gan cấp tính và tổn thương não. Đối với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng cảnh báo rối loạn chức năng não và gan như co giật, nôn mửa, thay đổi nhận thức,… thì nên thực hiện xét nghiệm sớm.

+ Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra định lượng Amoniac khi người bệnh được truyền dinh dưỡng.

+ Thực hiện để chẩn đoán một số tình trạng như não cửa chủ, hôn mê gan xơ gan, suy gan, hoại tử tế bào gan.

+ Cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra nồng độ Amoniac ở những trẻ có triệu chứng ngủ lịm và nôn nhưng không rõ nguyên nhân.

+ Thực hiện xét nghiệm ở những trẻ có biểu hiện bất thường ở não.

3. Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm định lượng Amoniac máu

Khi tiến hành xét nghiệm, một số yếu tố sau có thể làm ảnh hưởng đến kết quả định lượng amoniac trong máu:

- Một số loại thuốc: Nếu đang sử dụng thuốc điều trị hoặc các loại thực phẩm chức năng, bạn nên báo với bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Một số loại thuốc có tác dụng làm tăng hoặc giảm nồng độ Amoniac trong máu. Trong đó, thuốc làm tăng nồng độ Amoniac có thể kể đến như thuốc lợi tiểu, Heparin,… và thuốc có thể làm giảm nồng độ Amoniac là Neomycin, Phenelzine, tetracyclin,… cùng với một số loại thuốc khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

- Hút thuốc lá cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

- Người bệnh tập các bài thể dục cường độ mạnh trước khi thực hiện xét nghiệm.

- Người bệnh ăn quá nhiều hoặc quá ít đạm.

- Do Amoniac trong không khí tăng cao.

- Do hậu quả của cơ chế chuyển hóa tế bào.

- Một số trường hợp trẻ sơ sinh có thể bị tăng Amoniac máu nhẹ và trong một thời gian ngắn mà không xuất hiện triệu chứng.

- Một yếu tố rất quan trọng khác là cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Nếu thực hiện ở những cơ sở y tế kém chất lượng, sẽ không đảm bảo kết quả và dẫn đến việc nhầm lẫn trong chẩn đoán, cuối cùng ảnh hưởng đến phác đồ điều trị và sức khỏe của người bệnh.

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ y tế uy tín, cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng. Bệnh viện được đầu tư những loại máy xét nghiệm hiện đại bậc nhất cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm, chắc chắn sẽ mang đến kết quả xét nghiệm chính xác, nhanh chóng.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm sớm, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.