Các tin tức tại MEDlatec
Khối u trực tràng lành tính và ác tính: Phân biệt, chẩn đoán và điều trị
- 13/05/2025 | Ung thư trực tràng có chữa được không, hướng chẩn đoán và điều trị
- 25/05/2025 | Tầm soát ung thư trực tràng: Đối tượng thực hiện và những điều cần lưu ý
- 10/06/2025 | Tầm soát ung thư đại trực tràng: Khi nào cần thực hiện?
- 26/06/2025 | Miễn phí xét nghiệm sàng lọc ung thư đại trực tràng và khám bệnh đa chuyên khoa nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28/6)
- 08/07/2025 | 4 dấu hiệu ung thư đại trực tràng bạn nên biết để bảo vệ sức khỏe
1. Phân loại khối u trực tràng
khối u trực tràng ở người có thể thuộc loại lành tính hoặc ác tính. Cụ thể:
1.1. U lành tính
U lành tính trực tràng hay còn gọi là polyp trực tràng. Loại u lành tính này phát triển tại bề mặt niêm mạc phía trong trực tràng. Trong phần lớn trường hợp, người bị polyp trực tràng không biểu hiện triệu chứng rõ nét. Những triệu chứng có thể được ghi nhận là:
- Chảy máu đi đại tiện, máu lẫn trong phân. Tình trạng chảy máu này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh trĩ, rách hậu môn.
- Thiếu máu do mất máu.
- Sa ngoài hậu môn (nếu polyp có phần cuống dài sát hậu môn).
- Tắc ruột (dấu hiệu cho thấy kích thước polyp đã lớn).
Polyp trực tràng là một dạng u lành tính nhưng vẫn có nguy cơ phát triển thành ung thư
Ngoài polyp thì u xơ, u mỡ hoặc u mạch máu cũng được xếp vào dạng u trực tràng lành tính. Những khối u này hầu như không có nguy cơ tiến triển ác tính nhưng có thể gây triệu chứng khó chịu khi kích thước lớn..
1.2. U ác tính
U trực tràng ác tính có khả năng phát triển nhanh, xâm lấn đến các mô và hệ cơ quan khác trong cơ thể theo mạch máu, hạch bạch huyết. Polyp, loét đại tràng dai dẳng, viêm loét trực tràng có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại - trực tràng.
Khối u trực tràng ác tính phát triển nhanh, xâm lấn mạnh đến nhiều hệ cơ quan
Phân lẫn dịch nhầy, chảy máu là dấu hiệu thường xuất hiện ở người bị u trực tràng ác tính. Khi bệnh lý tiến triển sang giai đoạn nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị thiếu máu trầm trọng, cân nặng sụt giảm nhanh.
Ngoài ra, u trực tràng ác tính còn gây ra một số triệu chứng như:
- Đau bụng, cơn đau không quá dữ dội, xuất hiện tại vùng hố chậu, vùng thượng vị hoặc khu vực xuất hiện khối u.
- Đường tiêu hóa rối loạn, tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy xuất hiện thường xuyên.
- Chảy ra máu khi đi đại tiện. Nếu mất máu nghiêm trọng, bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện u trực tràng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến u trực tràng. Trong đó, những yếu tố làm tăng nguy cơ phải kể đến là:
- Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có thành viên bị u trực tràng thường dễ xuất hiện khối u hơn đối tượng khác.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhiều thịt, mỡ động vật, thực phẩm giàu cholesterol, đồ chiên rán, đồ nướng, đồ ăn chế biến sẵn; không bổ sung đầy đủ chất xơ dễ dẫn đến bệnh lý đường ruột, khối u trực tràng.
- Lạm dụng chất kích thích: Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư, khối u tại trực tràng.
- Tình trạng thừa cân, béo phì: Người bị thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh lý về trực tràng, u trực tràng cao hơn đối tượng khác.
- Ảnh hưởng của bệnh lý đại tràng: Bệnh lý liên quan đến đại tràng như viêm loét đại tràng, viêm mô hạt,... Một số polyp hoặc tổn thương tiền ung thư nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư trực tràng.
Đồ chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe
3. Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán, phát hiện khối u trực tràng, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp như nội soi, siêu âm, chụp CT, chụp X-quang,... Tuy nhiên, để xác định chính xác khối u chứa tế bào ác tính hay không, bác sĩ cần dựa vào kết quả sinh thiết, phân tích mẫu mô.
4. Hướng điều trị cho người bị u trực tràng
Phương pháp điều trị cho người bị u đại tràng được chỉ định dựa theo đặc điểm khối u, thể trạng sức khỏe của từng người bệnh.
4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể áp dụng cho khối u trực tràng lành tính và ác tính. Mục đích chính của phương pháp này là loại bỏ khối u, polyp có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Những hình thức phẫu thuật có thể được chỉ định là:
- Cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD): Kỹ thuật mổ nội soi tiên tiến cho phép cắt bỏ polyp, u tuyến hay cắt tổn thương tiền ung thư có nguy cơ tiến triển sang dạng ác tính. Ưu điểm của kỹ thuật này là thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau hơn mổ mở truyền thống. Tuy nhiên, ESD vẫn có nguy cơ biến chứng chảy máu, thủng hoặc hẹp hậu môn. Khối u hay polyp sau khi bị cắt bỏ sẽ được mang đi phân tích để kiểm tra xem có chứa tế bào ác tính hay không.
- Phẫu thuật cắt bỏ đoạn trực tràng chứa khối u: Chỉ định trong trường hợp khối u đã bắt đầu xâm lấn nhưng chưa có dấu hiệu di căn.
- Phẫu thuật cắt bỏ trực tràng chứa khối u, dùng đại tràng làm hậu môn giả: Thường chỉ định khối u đã xâm lấn. Sau khi loại bỏ khối u, phần đại tràng bắt đầu được đưa ra bên ngoài thành bụng làm hậu môn giả.
- Phẫu thuật đưa đại tràng ra làm hậu môn giả, không loại bỏ khối u: Chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn cuối, có khối u xâm lấn mạnh không thể cắt bỏ.
Bệnh nhân được điều trị cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) tại MEDLATEC
4.2. Hóa trị
Đây là phương pháp điều trị ung thư bằng thuốc hay hóa chất. Những loại thuốc sử dụng trong hoá trị không chỉ tiêu diệt tế bào ác tính mà còn ảnh hưởng đến tế bào có tốc độ phân chia nhanh như tủy xương, niêm mạc đường tiêu hóa và nang tóc. Chính bởi vậy trong quá trình điều trị, một số tác dụng phụ có thể xuất hiện.
4.3. Xạ trị
Tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia X. Xạ trị chủ yếu tác dụng tại chỗ, phù hợp ứng dụng trong điều trị ung thư giai đoạn đầu hoặc u lành tính. Dưới tác động của tia xạ, khối u sẽ dần được thu nhỏ. Quá trình xạ trị có thể thực hiện trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật, tùy vào đặc điểm bệnh lý.
Xạ trị thường áp dụng trong điều trị ung thư giai đoạn đầu hoặc điều trị khối u lành tính
4.4. Phương pháp điều trị khác
Trong một số trường hợp, liệu pháp trúng đích và miễn dịch có thể được chỉ định trong điều trị u trực tràng ác tính.
- Liệu pháp trúng đích: Dùng những loại thuốc chuyên biệt tấn công tế bào ung thư, ngăn chặn quá trình phân chia, nhân lên của tế bào gây bệnh. Mục tiêu chính của kỹ thuật điều trị này là hỗ trợ hệ miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, làm giảm kích thước khối u.
- Liệu pháp miễn dịch: Tận dụng chính hệ miễn dịch của người bệnh để chống lại tế bào ác tính. Không giống như hóa trị hay xạ trị, phương pháp điều trị này không tấn công trực tiếp tế bào gây bệnh. Thay vào đó, hệ miễn dịch sẽ được kích thích, cải thiện khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư.
Nói chung, không phải khối u trực tràng nào cũng thuộc loại ác tính. Tuy nhiên để phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành ung thư, mọi người nên chủ động điều trị bằng phương pháp tiên tiến như cắt tách dưới niêm mạc qua nội soi (ESD) nếu phát hiện sự tồn tại của khối u, polyp trực tràng.
Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng kỹ thuật mổ nội soi cắt tách dưới niêm mạc với sự hỗ trợ của dàn máy móc hiện đại nhập khẩu từ Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản. Bên cạnh đó, chuyên khoa Tiêu hóa của MEDLATEC còn quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ giỏi, đầu ngành luôn sẵn sàng trợ giúp, tư vấn tận tâm. Nếu cần tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp chẩn đoán và điều trị khối u trực tràng, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!