Tin tức

Khối u trong cơ thể hình thành do đâu, xử lý thế nào?

Ngày 19/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Đâu là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các khối u trong cơ thể? Sự xuất hiện của các khối u có gây nguy hiểm với sức khỏe cơ thể hay không? Cùng MEDLATEC đưa ra lời giải đáp nhanh chóng nhất trong bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về khối u

Sự hình thành

Sự hình thành của các khối u là do ảnh hưởng của quá trình tăng trưởng bất thường tại các tế bào cơ thể. Do đó, chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, cơ quan khác nhau trong cơ thể người bệnh như não, cổ, gan, thận, xương,...

Trong đó, các yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành của các khối nang u trong cơ thể có thể kể đến như:

  • Người bệnh tiếp xúc thường xuyên với hóa chất, chất phóng xạ, các môi trường ô nhiễm.

  • Người sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều hóa chất độc hại.

  • Người bệnh thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều cồn hoặc chất kích thích.

  • Người gặp các vấn đề về di truyền hoặc có người nhà có tiền sử mắc u lành tính hoặc ác tính trước đó.

  • Người bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn gây hại đối với sức khỏe. (u tại tử cung, u ở vòm họng,...)

  • Người bị thừa cân, béo phì, không kiểm soát được cân nặng cũng có nguy cơ rất cao hình thành các khối nang u trong cơ thể.

Người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ mắc hình thành các khối u nang trong cơ thể

Người hút nhiều thuốc lá có nguy cơ mắc hình thành các khối u nang trong cơ thể

Phân loại

Trong y khoa, các khối nang u sẽ được phân loại thành u ác tính và u lành tính. Trong đó, mỗi loại u nang sẽ có những đặc điểm, tính chất riêng biệt.

U lành tính

U được xác định là lành tính khi các tế bào hình thành là bình thường, không gây ra tình trạng xâm nhập hay di căn tới các mô lân cận. Do đó, u lành tính là không gây nguy hiểm với người bệnh nếu không xảy ra tình trạng chèn ép dây thần kinh, mạch máu hay bám vào các mô lân cận.

Khi các khối nang u lành tính phát triển với kích thước nhất định sẽ cần can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ. Phần lớn, quá trình loại bỏ, bóc tách u lành là dễ dàng và triệt để. Tuy nhiên, một vài trường hợp sau loại bỏ khối u vẫn có thể bị tái phát trở lại.

U ác tính

U ác tính là các khối u có tốc độ phát triển rất nhanh, có khả năng di căn và ảnh hưởng tới các mô hoặc cơ quan lân cận. Các u ác tính có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào trong cơ thể và là nguyên nhân ra ung thư với người bệnh. 

U ác tính có thể gây ra ung thư

U ác tính có thể gây ra ung thư

U ác tính khi không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển rất nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của người bệnh. Theo các kết quả thống kê, u ác tính gây tử vong cao thứ 2 chỉ sau các bệnh về tim mạch.

2. Biểu hiện, triệu chứng khi xuất hiện khối u trong cơ thể?

Các biểu hiện, triệu chứng của các khối u là không giống nhau cho từng vị trí, cơ quan xuất hiện. Ví dụ như:

  • U tại phổi thường gây ra tình trạng ho, đau tức ngực, khó thở.

  • U ở dạ dày gây ra tình trạng đau thượng vị, chán ăn, táo bón hoặc các vấn đề về hệ tiêu hóa, giảm cân không rõ nguyên nhân.

  • U tại tuyến giáp thường có thể sờ và cảm nhận thấy.

Trong một vài trường hợp đặc biệt, các khối u có thể không gây ra bất cứ triệu chứng gì với người bệnh. Lúc này, người bệnh thường vô tình phát hiện ra khối nang u khi đi khám sức khỏe. 

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi nhận thấy các dấu hiệu sau đây có thể là cảnh báo cho sự xuất hiện các khối u mà người bệnh nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng. Gồm có: 

  • Thường xuyên có cảm giác ớn lạnh.

  • Người mệt mỏi kéo dài.

  • Ăn không ngon, mất ngủ.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

  • Cơ thể xuất hiện các cơn đau đớn với tần suất liên tục.

Cơ thể mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của các khối u

Cơ thể mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sự xuất hiện của các khối u

3. Các phương pháp chẩn đoán khối u trong cơ thể

Tùy thuộc vào vị trí và tính chất mà một số khối u có thể được bác sĩ hay bệnh nhân phát hiện thông qua mắt thường hoặc dùng tay để cảm nhận. Bên cạnh đó, với các khối nang u tại vị trí bên trong cơ thể như gan, thận, dạ dày,... thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các phương pháp sau trong quá trình chẩn đoán, gồm:

  • Nội soi.

  • Chụp X-quang.

  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp MRI.

  • Công thức máu toàn bộ.

  • Xét nghiệm máu.

  • Sinh thiết.

  • Xét nghiệm chức năng gan.

4. Các phương pháp điều trị với các khối u 

Khi xác định các khối u, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị dựa trên các cơ sở sau:

  • Tính chất của khối u là ác tính hay lành tính?

  • Vị trí phát triển của u.

  • Nguy cơ phát triển thành ung thư.

Điều trị u lành tính

Thông thường, u lành tính có kích thích nhỏ, không có nguy cơ phát triển thành ung thư sẽ không cần phải thực hiện loại bỏ. Thay vào đó sẽ được theo dõi và kiểm tra định kỳ.

Trong một số trường hợp, khối u phát triển quá to hoặc vì yếu tố thẩm mỹ và theo nhu cầu của người bệnh, u lành cũng sẽ được can thiệp loại bỏ.

Điều trị u ác tính

Trong trường hợp u ác tính và có nguy cơ cao phát triển thành ung thư, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị như:

  • Phẫu thuật loại bỏ u.

  • Xạ trị.

  • Liệu pháp nhắm trúng đích.

  • Liệu pháp nhiễm dịch.

  • Hóa trị.

5. Làm gì để phòng tránh sự xuất hiện của các khối u?

Các khối nang u có thể được hình thành bởi nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tối đa sự xuất hiện của nếu chú ý tới các vấn đề sau:

  • Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể.

  • Ưu tiên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng và duy trì sự cân bằng cho cơ thể.

  • Có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể  dục thể thao hợp lý.

  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, chất độc hại. Nếu có thể, nên sử dụng đồ bảo hộ khi phải tiếp xúc.

  • Kiểm soát cân nặng.

  • Quan hệ tình dục an toàn để hạn chế nguy cơ mắc một số virus có thể gây ra các khối nang u.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ hình thành các khối nang u

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp tăng sức đề kháng và phòng ngừa nguy cơ hình thành các khối nang u

Dù ở vị trí nào trên cơ thể, các khối u đều có khả năng gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tính mạng. Do đó, bạn không nên chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường cảnh báo sự xuất hiện của các khối nang u. Đặc biệt, nên ưu tiên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ từ 1 - 2 lần/năm để được kiểm tra tổng quát về sức khỏe, chẩn đoán chính xác tình trạng và nhanh chóng có hướng điều trị kịp thời.

Nếu đang nghi ngờ về sự xuất hiện của các khối nang u hoặc có nhu cầu điều trị khối u, MEDLATEC là một địa chỉ mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Là một trong những địa chỉ y tế uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC tự tin mang đến những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất cho khách hàng.

Vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ và đặt lịch nhanh chóng!

Từ khoá: ung thư mệt mỏi

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.