Các tin tức tại MEDlatec
Lá lốt: Lợi ích sức khỏe và lưu ý khi sử dụng
- 21/06/2022 | Mẹ bầu ăn lá lốt được không và cần lưu ý điều gì?
- 06/09/2022 | Những bài thuốc chữa đau khớp gối bằng lá lốt và một số lưu ý khi áp dụng
- 25/04/2023 | Lá chua - Loại lá thường dùng để nấu ăn nhưng chứa nhiều dược tính
- 01/12/2023 | Cây lá bỏng: công dụng đối với sức khỏe và một số bài thuốc chữa bệnh
1. Lá lốt có chứa những dưỡng chất gì?
Lá lốt là loại cây mềm, hay mọc ở những vùng ẩm thấp, được trồng để làm rau gia vị hoặc trồng lấy thuốc.
Lá lốt là một loại rau gia vị
Trong 100g lá lốt sẽ có chứa 39 calo, 86,5g nước, 4,3g protein, 2,5g chất xơ, 260mg canxi, 980mg photpho, 4.1mg sắt và 34mg vitamin C. Phần rễ của lá lốt có chứa benzyl axetat và phần lá, thân có chứa còn alkaloid và beta-caryophylen.
Bạn có thể dùng lá lốt tươi hoặc cắt nhỏ và mang sấy khô để dùng lâu dài. Nên bảo quản loại lá này ở những nơi khô, thoáng và tránh bị chiếu trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời.
2. Lá lốt và những lợi ích sức khỏe?
Dưới đây là một số công dụng của lá lốt:
- Hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
- Lá lốt có tính ấm, hơi nồng. Loại lá này đặc biệt có thể điều trị hiệu quả tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
- Giảm ho.
Giảm đau xương khớp nhờ các bài thuốc từ lá lốt
- Loại lá này có tính ấm, chống hàn nên có thể giúp những cơn đau xương khớp thuyên giảm nhanh chóng hơn.
- Theo y học hiện đại, loại lá này có tính kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
- Làm đẹp da: Trong lá lốt có chứa một số hợp chất giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn và giảm tình trạng sưng viêm. Chính vì thế, lá lốt có thể giúp trị mụn hiệu quả. Hơn nữa, lá lốt còn có chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho da, giúp da cân bằng độ pH, giúp da đẹp và khỏe.
3. Một số bài thuốc điều trị bệnh từ lá lốt
- Bài thuốc chữa đau bụng: Một trong những công dụng nổi trội của lá lốt là giảm đau hiệu quả. Nếu bạn đang bị tấn công bởi những cơn đau bụng, lá lốt có thể giúp bạn khắc phục vấn đề này.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị khoảng 20g lá lốt tươi, sau đó rửa sạch và nấu cùng 300ml nước. Sau đó, đun sôi đến khi còn 100ml. Phần nước thuốc thu được, bạn chia làm 2 phần và dùng trong ngày, không để thuốc đến hôm sau.
- Chữa bệnh tổ đỉa: Những cơn ngứa do bệnh tổ đỉa gây ra chắc hẳn khiến bạn vô cùng khó chịu và ngại ngùng khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy nhiên, chỉ với lá lốt và vài mẹo nhỏ, bạn có thể khắc phục được vấn đề này một cách hiệu quả.
Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị khoảng 30g lá lốt. Sau đó giã nát lá và vắt lấy nước cốt để uống. Uống hết trong ngày. Còn lại phần bã, bạn có thể cho thêm khoảng 3 chén nước và tiếp tục đun sôi lên. Sau đó lấy nước lá để ngâm vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện khoảng 2 lần/ngày. Sau khoảng 1 tuần, bạn sẽ thấy những vùng tổn thương trên da được cải thiện rõ ràng.
Ngâm vùng da bị tổ đỉa với nước lá lốt để cải thiện triệu chứng bệnh
-Trị đau nhức xương khớp: Khi trời lạnh, những cơn đau nhức xương khớp lại càng làm bạn khó chịu. Để giảm đau, bạn có thể tham khảo bài thuốc sau:
Sử dụng khoảng 30g lá lốt tươi và nấu lên cùng với 2 bát nước, đun đến khi còn lại một nửa lượng nước. Sau khoảng 10 ngày sử dụng liên tục, cơn đau nhức xương khớp sẽ thuyên giảm.
- Chữa sưng đau ở đầu gối: Với bài thuốc này, bạn có thể kết hợp lá lốt với lá ngải cứu. Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị lá lốt và ngải cứu, mỗi loại khoảng 20g. Sau đó mang rửa thật sạch và giã nát các nguyên liệu. Sau đó đem chưng với giấm. Đắp phần thuốc chưng được lên vùng đầu gối bị sưng đau. Sau khoảng 10 ngày, tình trạng sưng đau đầu gối sẽ được cải thiện hiệu quả.
- Chữa chứng ra mồ hôi chân, tay nhiều: Dùng khoảng 30g lá lốt để mang đi sao vàng hạ thổ. Sắc thuốc với 3 bát nước. Phần nước thuốc thu được cần chia ra 2 phần và uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong 1 tuần, sau đó nghỉ 4 ngày và tiếp tục uống 1 tuần.
- Điều trị mụn nhọt: Bài thuốc này cần kết hợp lá lốt với nhiều vị thuốc khác. Cụ thể như sau:
Cần chuẩn bị lá lốt, tía tô, lá chanh, lá ráy, cây chanh, mỗi loại khoảng 15g. Phần cây chanh: Trước tiên cần bỏ vỏ cây bên ngoài, sau đó phơi nắng và giã nhỏ, rồi rắc lên phần da bị tổn thương. Còn lại phần lá lốt, lá chanh, lá tía tô, bạn mạng đi rửa sạch và giã nhỏ. Sau đó đắp lên vùng da bị mụn.
Các dược liệu còn lại thì rửa sạch rồi giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn nhọt. Dùng mỗi ngày 1 lần và sử dụng trong 3 ngày.
- Điều trị viêm xoang: Dùng lá lốt vò nát và nhét vào lỗ mũi để những tinh chất trong lá lốt tác động lên các xoang. Sử dụng hàng ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, trong dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh khác từ lá lốt chẳng hạn như bài thuốc chữa giải cảm, chữa phù thũng do suy thận, điều trị say nấm hay rắn cắn,...
4. Lưu ý khi dùng lá lốt
- Phụ nữ đang cho con bú không nên dùng lá lốt quá nhiều để tránh làm mất sữa hay loãng sữa.
Phụ nữ không nên dùng lá lốt nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ
- Người bị nóng gan, đau dạ dày, nhiệt miệng cũng không nên dùng lá lốt để tránh khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
- Dù lá lốt rất thơm ngon và chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên ăn nhiều lá lốt để tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng.
Trên đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe và những lưu ý khi sử dụng cây lá lốt. Nếu có thắc mắc về cây lá lốt hoặc một số vấn đề dinh dưỡng hay các vấn đề sức khỏe khác, mời quý khách liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!