Các tin tức tại MEDlatec
Làm sao để bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị?
- 04/11/2020 | Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - Giải pháp an tâm sống khỏe
- 05/11/2020 | MEDLATEC triển khai ưu đãi giảm 30% Gói khám tầm soát ung thư và xét nghiệm tại nhà
1. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả
Căn bệnh ung thư đang trở thành gánh nặng ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đáng lo ngại hơn khi những trường hợp phát hiện mắc ung thư tại nước ta đều đã ở giai đoạn muộn vì thế việc điều trị càng trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư nhưng chủ yếu vẫn là phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Thông thường để đạt hiệu quả cao nhất, những phương pháp này có thể được kết hợp với nhau tùy theo giai đoạn bệnh và thể trạng của người bệnh.
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư rất phổ biến
Xu hướng cá thể hóa trong điều trị ung thư đang được đánh giá là cách tiếp cận mới và hiệu quả vì không có một phương pháp cụ thể nào có thể điều trị hiệu quả cho tất cả loại bệnh ung thư và các giai đoạn bệnh khác nhau.
Trong đó, xạ trị là phương pháp điều trị rất phổ biến. Đây là cách các bác sĩ tiêu diệt tế bào ung thư nhờ vào việc sử dụng các hạt năng lượng cao hay các tia sóng bao gồm tia Gamma, tia X, hay chùm tia điện tử,…
Phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đều phải sử dụng phương pháp này. Nhiều cơ sở y tế tại Việt Nam cũng đã được đầu tư các loại máy móc hiện đại để phục vụ cho quá trình xạ trị.
Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng tia xạ theo nhiều cách khác nhau như xạ trị chiếu ngoài hay xạ trị áp sát hoặc bệnh nhân có thể được uống, tiêm các loại thuốc chứa đồng vị phóng xạ.
Các trường hợp được xạ trị thường được chia làm hai nhóm:
Nhóm bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài: Những trường hợp này không phải là nguồn bức xạ, vì thế họ không cần phải cách ly với những người xung quanh.
Nhóm được điều trị xạ trị áp sát hoặc uống thuốc phóng xạ: Những bệnh nhân này chính là nguồn phóng xạ và cần được cách ly với người xung quanh. Người bệnh sẽ được cách ly tại bệnh viện, khi được cho là an toàn với những người tiếp xúc mới được xuất viện. Bệnh nhân cần cách ly với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai trong thời gian lâu hơn.
2. Một số tác dụng phụ của xạ trị
Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm mệt mỏi, sạm da, viêm da,… Các chuyên gia cho biết, chiếu xạ ở vùng cơ thể nào thì tác dụng phụ sẽ gặp ở vùng cơ thể đó với những tác dụng phụ khác nhau.
Trong xạ trị, bệnh nhân có thể được điều trị bằng đường uống
Chẳng hạn, nếu chiếu xạ vào vùng đầu cổ, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ ảnh hưởng đến vùng này như loét miệng,… Nếu tia xạ chiếu vào vùng bụng có thể gây rối loạn tiêu hóa,…
Tuy nhiên, những triệu chứng như sạm da, rối loạn tiêu hóa hay tình trạng mệt mỏi chán ăn cũng sẽ hết dần trong khoảng từ 3 đến 6 tháng sau điều trị. Những vùng mà tác dụng phụ có thể ảnh hưởng, gây biến chứng lâu dài nhất là khi xạ trị vào vùng họng. Những bệnh nhân này thường gặp khó khăn khi há miệng, hoặc bị khó ăn, khó nuốt.
Nhưng ngày nay y học hiện đại với những loại máy móc tối tân nhất, các tia xạ có thể đưa sâu và tập trung chính xác vào khối u nhưng bạn sẽ không còn phải quá lo lắng với những tác dụng phụ không mong muốn này.
Trong quá trình xạ, người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ để giảm thiểu tác dụng phụ. Bệnh nhân nên bỏ các phụ kiện bằng kim loại để tránh hấp thụ quá nhiều tia xạ. Bệnh nhân cũng được các bác sĩ hướng dẫn để đảm bảo dùng thuốc đúng và đủ liều điều trị. Một số trường hợp cần thiết có thể sẽ xạ theo nhiều đợt để hạn chế việc tiêu diệt các tế bào lành.
3. Làm sao để bệnh nhân ung thư sống khỏe sau xạ trị?
Người bệnh khi đã quyết định tiến hành điều trị ung thư cần phải tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ để liệu trình điều trị mang lại hiệu quả cao nhất. Trước và sau xạ trị, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi tốt nhất.
Có thể trực tiếp nhờ bác sĩ giải đáp mọi thắc mắc
Trước xạ:
Bệnh nhân cần có một tinh thần tốt nhất, thoải mái và lạc quan.
Bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên ăn những thực phẩm giàu vitamin
Trước khi tiến hành xạ, người bệnh có thể ăn nhẹ như ăn trái cây, uống sữa.
Sau xạ:
Sau xạ, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi và cần ăn nhẹ, ăn những thức ăn mềm, ở dạng lỏng.
Người nhà khi chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý, nên bổ sung các chất đạm, rau xanh và chất béo.
Thời gian này người bệnh sẽ cảm thấy khó ăn, tuy nhiên, hãy cố gắng động viên và tìm cách để bệnh nhân có thể ăn uống đủ chất.
Nên cho bệnh nhân ăn uống cân bằng dưỡng chất.
Bạn nên hiểu rằng, khi có sức khỏe tốt thì việc điều trị ung thư sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, người ung thư không nên ăn quá nhiều chất bổ dưỡng hoặc kiêng hẳn các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng như thịt vì chúng có thể làm cho các tế bào ung thư khỏe mạnh hơn. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm và cần phải loại bỏ sớm.
Sau xạ, bệnh nhân nên ăn thức ăn có dạng lỏng
Phát hiện sớm là cách tốt nhất để nâng cao hiệu quả điều trị ung thư. Vì thế, bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ thì nên đi khám sớm để bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng phát hiện muộn khi bệnh đã ở giai đoạn cuối dẫn đến điều trị vô cùng khó khăn và tốn kém.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất và máy móc khám chữa bệnh hiện đại. Đặc biệt đội ngũ bác sĩ của bệnh viện đều là các chuyên gia đầu ngành, từng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc tại các bệnh viện danh tiếng trên cả nước. Vì thế bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám chữa bệnh tại đây.
Tổng đài 1900 56 56 56 sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc và đặt lịch khám sớm nhất.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!