Các tin tức tại MEDlatec
Mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao - Những cách khắc phục đơn giản giúp mẹ bầu
- 05/06/2025 | Các giai đoạn phát triển của thai nhi và những điều mẹ bầu cần lưu ý
- 12/06/2025 | Tim thai yếu là gì? Hướng xử lý an toàn và cần thiết cho mẹ bầu
- 08/07/2025 | Bị tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không và mẹ bầu cần chú ý gì về chế độ ăn?
- 10/07/2025 | Bật mí giúp mẹ bầu cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ hiệu quả
- 17/07/2025 | Bầu có được cắt tóc không? Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi cắt tóc trong thai kỳ
1. Đầy bụng khó tiêu khi mang bầu có nguy hiểm hay không?
Đầy bụng khó tiêu rất dễ gặp ở phụ nữ khi mang thai. Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi nội tiết, thai nhi phát triển to gây chèn ép các cơ quan trong bụng, chế độ ăn uống thiếu khoa học,…
Thông thường, đầy bụng khó tiêu ở mẹ bầu không gây nguy hiểm và chỉ khiến chị em cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý khi thấy triệu chứng đầy bụng khó tiêu kéo dài. Bên cạnh đó, hãy phân biệt giữa đầy bụng khó chịu và đau tức vùng bụng do thai kỳ gặp vấn đề để có hướng xử lý kịp thời.
2. Phân biệt đầy bụng khó tiêu và đau tức bụng do thai kỳ
Để phân biệt 2 dạng đau bụng này, mẹ bầu có thể dựa vào một số yếu tố sau đây:
Đầy bụng khó tiêu | Đau tức bụng do thai kỳ | |
Vị trí đau | Cảm giác căng trướng, khó chịu ở toàn bộ vùng bụng. | Khu vực đau tập trung ở một số vị trí nhất định như bụng dưới, bên hông, háng,... |
Tính chất cơn đau | Cảm giác đầy trướng và khó chịu, có thể kèm theo ợ hơi, ợ chua. | Cảm giác đau nhói, đau âm ỉ hoặc theo từng cơn. |
Thời điểm xuất hiện | Thường xuất hiện sau khi ăn. | Có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. |
Một số biểu hiện khác kèm theo | Táo bón, ợ hơi, ợ chua. | - Co cứng bụng, căng tức hoặc có cảm giác thai máy. - Trường hợp kèm theo sốt, chảy máu âm đạo, dịch âm đạo bất thường,... mẹ bầu cần đi thăm khám ngay. |
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu ở bà bầu
Trước khi trả lời mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao, chúng ta cần nắm được các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Thực tế, đầy bụng khó tiêu ở phụ nữ mang thai xảy ra do rất nhiều yếu tố như:
3.1. Cơ thể thay đổi nội tiết tố khi mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ sẽ có sự thay đổi. Hàm lượng progesterone tăng lên là nguyên nhân khiến nhu động ruột chậm lại giúp kéo dài thời gian tiêu hoá để dưỡng chất đến được với thai nhi. Tuy nhiên, điều này cũng vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phá vỡ cấu trúc thức ăn và tạo ra nhiều khí hơn trong hệ tiêu hoá gây ra tình trạng đầy bụng, xì hơi nhiều hơn ở bà bầu.
Nội tiết tố thay đổi khiến mẹ bầu dễ bị đầy bụng khó tiêu
3.2. Tử cung lớn chèn ép dạ dày
Theo sự phát triển của thai nhi, tử cung cũng lớn dần và chèn ép lên nhiều cơ quan, bao gồm cả hệ tiêu hóa. Điều này gây cản trở cho quá trình thoát khí, gây đầy hơi khó chịu cho chị em khi mang thai, nhất là giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3.
3.3. Mẹ bầu bị táo bón
Việc bổ sung các loại thực phẩm chức năng như vitamin, sắt,… khiến mẹ bầu dễ gặp phải tình trạng táo bón. Điều này cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở mẹ bầu.
Táo bón là nguyên nhân gây đầy bụng ở phụ nữ mang thai
3.4. Thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng
Mang thai khiến khẩu vị thay đổi nên nhiều chị em rất thích các thực phẩm cay nóng, đồ nướng, đồ uống có gas hay đồ ăn đóng sẵn,… Việc tiêu thụ nhiều các loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng tới thai nhi mà còn gây ra tình trạng đầy bụng và khó tiêu ở mẹ bầu.
3.5. Đầy hơi khó tiêu ở bà bầu do một số bệnh lý
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu có thể gặp phải một số tình trạng bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… Những bệnh lý này có thể gây ra các triệu chứng đầy bụng, khó chịu,…
3.6. Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu còn do một số nguyên nhân khác như tâm lý căng thẳng, lo âu trong quá trình mang thai, ít vận động, bất dung nạp lactose,…
4. Mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao để cải thiện và đảm bảo an toàn?
Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng đầy bụng khó tiêu gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho mẹ bầu. Để đẩy lùi tình trạng này, mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau đây:
4.1. Mẹ bầu cần uống đủ nước mỗi ngày
Nước làm tăng nhu động ruột giúp quá trình tiêu hoá và bài tiết chất thải dễ dàng hơn, từ đó cải thiện vấn đề táo bón, giảm tình trạng đầy bụng khó tiêu ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, việc uống nước đầy đủ mỗi ngày còn hỗ trợ quá trình vận chuyển dưỡng chất cho thai nhi dễ dàng và nhiều hơn.
Uống nhiều nước là giải pháp hiệu quả khi mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao
4.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, điều này còn giúp cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu hiệu quả.
Bữa ăn hàng ngày cần đầy đủ các nhóm chất và thực đơn đa dạng. Ngoài ra, mẹ bầu nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, protein như rau củ quả, thịt bò, cá, trứng, sữa,… Hạn chế các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ hay đồ uống có cồn, gas,…
Để hỗ trợ quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi, tránh tạo cảm giác đầy hơi khó chịu, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và tránh vận động ngay sau khi dùng bữa.
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học tốt cho thai nhi và tránh đầy bụng cho mẹ
4.3. Tạo thói quen sinh hoạt nhẹ nhàng, lành mạnh
Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao. Mẹ bầu hãy vận động nhẹ nhàng, ngồi thẳng lưng, tránh các hoạt động mạnh hay gây sức ép lên vùng bụng.
Bạn có thể thử thực hiện những bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như tập yoga, đi bộ,… Việc duy trì lối sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt khoa học sẽ mang lại những tác động tích cực đối với sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý giúp làm giảm đầy bụng ở mẹ
4.4. Mẹ bầu nên giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ
Mẹ bầu hãy luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái tránh cảm xúc tiêu cực, lo âu. Khi thấy căng thẳng, bạn hãy tập hít thở sâu, đều và thả lỏng cơ thể để nhanh lấy lại sự bình tĩnh và cảm giác an toàn. Tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ giúp cải thiện quá trình tiêu hoá cũng như giảm cảm giác khó chịu do đầy bụng.
Trên đây là câu trả lời chi tiết cho câu hỏi mẹ bầu bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp trên nhưng tình trạng đầy bụng khó tiêu vẫn không thuyên giảm và còn xuất hiện thêm những triệu chứng khác như đau bụng,… mẹ bầu đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ thăm khám cụ thể hơn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!