Các tin tức tại MEDlatec
MEDDOM - Khai trương phòng trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”
MED GROUP được biết đến là tập đoàn hoạt động đa ngành, bên cạnh lĩnh vực mũi nhọn là Y tế (MEDLATEC) thì mảng Văn hóa đã ghi được dấu ấn sâu đậm trong nước và quốc tế, bởi nơi đây đã lưu giữ được những giá trị tinh thần, kỷ vật thiêng liêng của các nhà khoa học Việt Nam mà chưa từng có một doanh nghiệp tư nhân nào thực hiện.
Hòa Bình chào đón các đại biểu bằng màn cồng chiêng đặc trưng.
Xuyên suốt quá trình thành lập và phát triển của MED GROUP, từ những ngày đầu hoạt động, thành viên sáng lập chỉ mong muốn có thêm thu nhập để cải thiện cuộc sống, đến nay, MED GROUP đã tìm ra và tạo dựng, tự nhận lấy trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và sưu tầm, lưu trữ, bảo tồn, phát huy giá trị di sản của các nhà khoa học Việt Nam là sứ mệnh phát triển của mình. Để tiến bước mạnh mẽ và phát huy sứ mệnh cao đẹp ấy, MED GROUP không ngừng đầu tư nguồn lực cho Công viên và Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam nhằm cống hiến nhiều hơn nữa cho khoa học và công nghệ nước nhà.
Toàn cảnh hội trường buổi lễ.
Hoạt động khai trương phòng trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam” lần này là thêm một dấu mốc khẳng định sự thành công trong lĩnh vực Văn hóa của MED GROUP.
Lễ cắt băng khai trương phòng trưng bày “Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam”.
Đồng thời, đây cũng là cuộc trưng bày đầu tiên về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam, được thực hiện nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2 - 9.
Nói về Giải thưởng Hồ Chí Minh thì đây là giải thưởng danh giá nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành tặng cho những công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về khoa học, kỹ thuật, văn học - nghệ thuật và phục vụ đời sống dân sinh. Lĩnh hội được những giá trị nhân văn sâu sắc từ các công trình nghiên cứu và tầm quan trọng của những cống hiến ấy, MEDDOM dựa trên nguồn tư liệu hiện có đã trưng bày, giới thiệu 14 công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh trong buổi lễ khai trương hôm nay.
MEDDOM giới thiệu 14 công trình khoa học đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh trong buổi lễ khai trương.
Tham dự trưng bày có các cơ quan Trung ương, Bộ, Ngành; Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam; Hội Di sản văn hóa Việt Nam; Cục Di sản văn hóa; Phòng Bảo tàng, Cục Di sản văn hóa và tỉnh ủy tỉnh Hòa Bình.
Đặc biệt, về phía cơ quan Trung ương có:
• TS Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
• Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch;
• PGS.TS Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
• Ông Đặng Quang Huấn - Nguyên Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng, Chánh Thanh tra;
• Ông Lê Quang Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên;
• TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội;
• Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
• Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Tham dự lễ khai trương có sự hiện diện của của lãnh đạo các cơ quan Trung ương: Ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch (bên phải); Ông Bùi Văn Tỉnh - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình (bên trái).
Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (bên trái); Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội (bên phải).
Phát biểu tại lễ trưng bày, TS Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: Bộ vui mừng là đơn vị bảo trợ cho trưng bày Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam do Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức. Bộ Khoa học và Công nghệ trân trọng và đánh giá cao ý tưởng của Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam về việc trưng bày các công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam. Hoạt động của Trung tâm mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, thông qua việc lưu trữ, trưng bày để truyền tới các thế hệ tương lai về một thời các nhà khoa học đã sống và cống hiến cho đất nước. Việc trưng bày 14 công trình đã diễn giải phần nào bức tranh khoa học Việt Nam từ kháng chiến chống Pháp, những năm kháng chiến chống Mỹ, hay những năm thời kỳ bao cấp khó khăn, đến khi đất nước đổi mới. Sáng tạo và cống hiến là những điểm nhấn quan trọng nhất thông qua các hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam.
TS Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phát biểu tại buổi lễ trưng bày.
Đồng thời Bộ trưởng nhấn mạnh, trưng bày có nhiều ý nghĩa, cả về mặt lịch sử khoa học Việt Nam, giáo dục bảo tàng và trên cả khía cạnh văn hoá, khi đã phát huy được giá trị của các di sản của các nhà khoa học Việt Nam vào cuộc sống hiện đại. Cuối cùng, thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh gửi lời cảm ơn Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam và cá nhân GS. AHLĐ Nguyễn Anh Trí đã có những hoạt động tâm huyết với khoa học và công nghệ nước nhà, cụ thể là đã nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ các di sản vật thể và phi vật thể của các nhà khoa học Việt Nam, hướng tới xây dựng một Trung tâm lưu trữ, một thư viện và một bảo tàng về các nhà khoa học Việt Nam.
Lễ khai mạc phòng trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam cũng đồng thời là dịp ra mắt Tòa nhà Quyển sách mở - nơi lưu trữ di sản của các nhà khoa học và đưa những di sản đó đến với công chúng. Cùng với các trưng bày do Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam đã tổ chức như Thẳm sâu trong từng kỷ vật, Chuyện nghề địa chất…, trưng bày mới này là một bước trong quá trình hiện thực hóa dự định xây dựng Bảo tàng Các nhà khoa học Việt Nam trong tương lai. Toàn bộ hoạt động của Trung tâm và Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam do Tập đoàn MED GROUP đầu tư.
Tòa nhà Quyển sách mở - nơi lưu trữ di sản của các nhà khoa học và đưa những di sản đó đến với công chúng.
Cuộc trưng bày là cơ hội giúp khách tham quan được thấy nhiều tài liệu và hiện vật gốc đã từng gắn bó với quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi. Những quyển sổ ghi chép, cuốn nhật ký, bức thư, tấm ảnh…, cùng với tiếng nói của người trong cuộc hay hồi ức của bạn bè, đồng nghiệp, học trò và người thân của nhà khoa học, tất cả cùng kể những câu chuyện phía sau thành công của mỗi nhà khoa học có công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc chuyên môn MEDDOM nhận định: “Trưng bày sẽ không chỉ nói về các giá trị của công trình khoa học được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, mà cả về lao động sáng tạo của các nhà khoa học dẫn đến giải thưởng cao quý đó, những câu chuyện làm khoa học của họ; cả những suy tư rất đời thường mà họ đã tâm sự một cách chân thành nhất”.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Văn Huy về hoạt động bảo tồn di sản.
Chia sẻ về tâm huyết, tầm nhìn chiến lược trong tương lai, người sáng lập MEDLATEC, GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí khẳng định: “Các thế hệ của MEDLATEC kế cận nhau tạo thành một cuộc chuyển giao lý tưởng, đam mê một cách êm ái và bền vững. Sự nghiệp bảo tồn di sản nhà khoa học Việt Nam không tính bằng năm, chục năm mà phải tính bằng đời người, nhiều đời người, bởi các thế hệ nhà khoa học Việt Nam sẽ luôn luôn bổ sung và phát triển. Công việc này luôn luôn tiếp diễn”.
GS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí chia sẻ về tâm huyết, tầm nhìn chiến lược trong tương lai.
Lễ khai trương trưng bày đã để lại trong lòng khán giả nhiều cảm xúc khó phai, bởi bên cạnh chiêm ngưỡng những kỷ vật, vật chứng chứa đựng những thông tin, câu chuyện lịch sử ở những thời đoạn khác nhau thì du khách được thưởng thức văn hóa của Người Mường, điệu múa Cồng Chiêng, món ăn,… Hy vọng với sự thành công của triển lãm làn này sẽ tiếp tục là “đòn bẩy” cho những triển lãm tiếp theo của Trung tâm di sản các nhà khoa học Việt Nam.
Các vị khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (Cao Phong, Hòa Bình).
Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (MEDDOM) được xây dựng trên địa thế và cảnh quan rộng 34ha, với đồi núi, hệ thống cây xanh, lại nằm giữa không gian văn hóa Mường và vùng cam Cao Phong nổi tiếng. Đây là nơi di sản của các nhà khoa học được hội tụ và tỏa sáng. Phòng trưng bày về Giải thưởng Hồ Chí Minh của các nhà khoa học Việt Nam được đặt tại đây với chủ đề Khoa học: Sáng tạo & Cống hiến mở cửa từ 7 giờ đến 17 giờ tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày Lễ (dự kiến kéo dài 1.5 năm). Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 1. Bà Trần Bích Hạnh Điện thoại: 0919 761 566 | Email: tranbichhanh@heritist.com 2. Ông Nguyễn Thanh Hóa Điện thoại: 0918 026 588 | Email: nguyenthanhhoa@heritist.com |
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!